Một số lưu ý phòng bệnh táo bón ở người già

Thứ Ba, 16/10/2018 10:03 AM (GMT+7)

Táo bón là một trong những bệnh lý dễ gặp ở người cao tuổi. Mặc dù đây không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt và tinh thần của người già.

Tại sao người gà bị táo bón?

Người già bị táo bón thường có triệu chứng đại tiện khó, phân cứng, khô, sau khi đại tiện thường cảm giác phân vẫn còn trong ruột. Số lần đại tiện giảm dần, thỉnh thoảng có hiện  tượng đau quặn bụng, mỗi lần đi đại tiện phải rặn mạnh.

Táo bón ở người cao tuổi chủ yếu do chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, tác dụng phụ của thuốc hoặc một số liên quan đến bệnh lý về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, sau nhiều nghiên cứu các bác sĩ cho rằng, táo bón ở người cao tuổi còn do một số yếu tố như:

- Người già lười vận động thường xuyên các cơ quan trong cơ tể hoạt động tốt hơn, nhịp nhàng hơn. Tuy nhiên, có thể do nguyên nhân chủ quan là lười vận động hoặc khách quan như bị đau lưng, đau gối mãn tính, chân tay, sức khỏe yếu… khiến người già khó đi lại, vận động nên nguy cơ táo bón thường cao hơn.

Empty

- Do ít uống nước: Đây là hiện tượng rất phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt là người bị u xơ tuyến tiền liệt hoặc có bệnh lý ở hệ thống thận tiết niệu

- Do chế độ ăn không hợp lý: chế độ ăn ít hoa quả, rau tươi khiến cơ thể thiếu chất, đặc biệt là chất xơ. Từ đó làm ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa. Lượng thức ăn ít khiến đại tràng khó co bóp, sinh bệnh táo bón.

- Do tác dụng phụ của thuốc: các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc chứa tannin, thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày có chứa nhốm hoặc làm dụng thuốc nhuận tràng đều có thêt gây nên táo bón.

Một số lưu ý giúp phòng bệnh táo bón ở người già

Để đảm người già có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì cần chú ý đến các vấn đề sau:

Xây dựng chế độ ăn khoa học, nhiều chất xơ:

- Rau củ quả: các loại chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa, chống bệnh tim mạch cần bổ sung hàng ngày cho người cao tuổi.

- Người cao tuổi nên ăn nhiều sữa chua bởi trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa.

- Uống nhiều nước: khi cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến táo bón. Chính vì vậy, để ngăn ngừa táo bón, người già nên uống nhiều nước, mỗi ngày bổ sung khoảng 2 – 2,5 lít nước.

Empty

Tập thể dục thường xuyên

Đối với người già, xương khớp bắt đầu lão hóa nghiêm trọng và hoạt động đi lại chậm chạp hơn.Chính vì điều này làm cho người cao tuổi lười vận động hơn và nó làm gia tăng áp lực cho hệ tiêu hóa gây bệnh táo bón. Vậy nên, người già nên chú ý hơn tới vận động, chỉ cần dành ra mỗi ngày 30 phút để đi chậm hoặc tập các bài thể dục nhẹ nhàng phối hợp toàn thân giúp ngăn ngừa bệnh táo bón hình thành.

Bên cạnh đó cũng nên thường xuyên xoa bóp. Việc này rất đơn giản, chỉ cần áp 2 bàn tay vào nhau xoa chậm xoay tròn chung quanh vùng rốn để vừa có tác dụng kích thích tiêu hóa ở dạ dày vừa gia tăng nhu động ruột ở vùng ruột già. Mỗi ngày nên thực hành 2 lần, mỗi lần xoa từ 5 đến 10 phút.

Tạo thói quen sinh hoạt hàng ngày và đúng giờ

Người già nên tạo thói quen vệ sinh hàng ngày, điều này giúp phân không ở lâu trong đại tràng và tránh tình trạng táo bón. Đồng thời, người cao tuổi cũng nên tập thói quen đi vệ sinh đúng giời. Việc này giúp hạn chế tình trạng táo bón rất hiệu quả.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....