Một số vấn đề thương gặp ở chân khi phụ nữ mang thai

Thứ Năm, 13/09/2018 12:47 AM (GMT+7)

Chân là một trong những bộ phận chịu tác động rõ nét nhất ở phụ nữ khi mang thai. Các vấn đề ở chân biểu hiện rõ ràng bắt đầu từ thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2. Bà bầu thường gặp các vấn đề ở chân như: sưng, giãn tĩnh mạch, chuột rút, phù nề.

Sưng chân

Sưng chân là một trong những vấn đề điển hình ở chân mà phụ nữ sẽ gặp phải khi mang thai. Tình trạng này xuất hiện do nồng độ hormone tăng lên, giúp cơ thể sản xuất thêm chất lỏng trong thời gian mang thai. Nó có thể làm cho bà bầu cảm thấy sưng và cồng kềnh. Thế nhưng, cơ thể bà bầu cần lượng chất lỏng này để vận chuyển dinh dưỡng và cung cấp oxy cho thai nhi.

Sưng chân không phải là vấn đề nguy hiểm khi mang thai. Song, nếu sưng mặt, sưng tay, thị giác giảm, đau đầu nghiêm trọng hoặc liên tục hơn 0,5kg một ngày thì bạn nên đến gặp bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng mắc chứng tiền sản giật, một biến chứng nghiêm trọng.

Empty

Bình thường, lượng chất lỏng sẽ tập trung ở bàn chân, mắt cá chân, bắp chân bởi tử cung phát triển, tạo áp lực lên tĩnh mạch giúp vận chuyển máu từ phần dưới cơ thể lên. Điều này làm cản trở quá trình lưu thông máu, tích tụ máu dưới chân.

Để làm hạn chế tình trạng sưng chân, bà bầu có thể:nâng cao chân càng nhiều càng tốt; nằm nghiêng thay vì nằm ngửa khi ngủ; bổ sung nước; theo dõi cân nặng; cải thiện sự lưu thông máu trong mắt cá chân bằng các bài tập xoay chân; chườm đá vào mắt cá chân.

Chuột rút

Chuột rút thai kỳ là hiện tượng bất kỳ bà bầu nào cũng sẽ mắc phải. Những cơn co thắt này thường xảy ra ở vùng bắp chân. Theo đó, nguyên nhân là do thiếu oxy và dư photpho. Hiện tượng chuột rút thai kỳ thường xảy ra vào ban đêm gây mệt mỏi khó chịu cho bà bầu.

Để phòng tránh tình trạng chuột rút thai kỳ, bà bầu nên tăng cường ăn các thực phẩm làm từ sữa hoặc nhờ bác sĩ kê đơn bổ sung canxi. Còn với những bà bầu bị chuột rút do thiếu kali thì có thể ăn chuối và mơ sấy để bổ sung.

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, để hạn chế tình trạng chuột rút bà bầu nên tăng cường đi bộ mỗi tối khoảng 15 phút. Hoặc trán đứng ngồi ở một tư thế quá lâu. Nếu mẹ bầu thường xuyên bị chuột rút nên chườm nóng lên chân hoặc tìm đến bác sĩ để kiểm tra.

Giãn tĩnh mạch

Theo nghiên cứu, có khoảng 20% phụ nữ mang thai bị giãn tĩnh mạch. Những tĩnh mạch máu khi bị giãn thường có màu xanh, sưng to. Bà bầu thường sản xuất thêm khoảng 40% lượng máu trong hệ tuần hoàn và lượng máu dư thừa sẽ làm tăng áp lực lên thành tĩnh mạch. Từ đó khiến cho tĩnh mạch bị kéo dãn. Thai phụ có nhiều khả năng bị tĩnh mạch hưn nếu tăng cân nhiều, đứng lâu…

Empty

Khi bị giãn tĩnh mạch, bà bầu thường cảm thấy bị đau chân, nặng nề, mệt mỏi, chịu nhiều áp lực. Các triệu chứng này giảm dần sau sinh nhưng có xu hướng tăng mạnh mỗi lần mang thai.

Để giảm bớt tình trạng này, phụ nữ mang thai nên thường xuyên đi bộ mỗi ngày, tập các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, đi xe đạp. Song nếu tập thể dụng, cố gắng ngồi trên ghế đá vài lần; sử dụng chân để đá qua lại điều này cũng khuyến khích lưu thông máu tốt hơn.

Phù chân

Phù chân khi mang thai thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối. Bà bầu bị phù chân có thể do trọng lượng cơ thể của bà bầu có thể tăng từ 9 tới 12 kg, thậm chí có người tăng gần 20kg. Chính sự tăng vọt về trọng lượng này đã gây sức ép lên đôi chân cho các bà Bầu, một trong những nguyên nhân khiến bàn chân của chị em trở nên phù nề.

Bên cạnh đó, bà bầu bị phù chân cũng có thể do đi giày dép cao. Đi giầy cao gót trọng lượng cơ thể sẽ bị dồn về phía trước làm cho cơ thể bà Bầu không được cân bằng, xương chậu bị nghiêng đi theo khiến đau nhiều ở vùng lưng dưới. Đi giầy, dép chật  tạo cho đôi bàn chân bị gò bó, bức bối, khó chịu và phát sinh chứng viêm kẽ chân, nhất là kẽ ngón chân cái.

Nguy hiểm hơn, ngoài việc bị phù nề chân nếu cứ đi giấy cao và chật nhiều sẽ làm cho thai phụ bị sưng tĩnh mạch và mang lại những hậu quả tai hại cho thai nhi nếu chẳng may bà bầu bị trẹo chân ngã.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....