Mức sinh ở Việt Nam và những yếu tố xã hội ảnh hưởng

Thứ Tư, 21/12/2022 11:58 AM (GMT+7)

Mức sinh một nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng dân số, mức sinh là thông tin đầu vào cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách về dân số và phát triển. Mức sinh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học, kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế và môi trường.

 Mức sinh là gì?

Mức sinh phản ánh khả năng sinh đẻ của người phụ nữ hay cặp vợ chồng. Mức sinh đề cập đến số trẻ em sinh ra còn sống và thường được tính theo số phụ nữ, vì nữ giới là người trực tiếp sinh con

Mức sinh một nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng dân số, mức sinh là thông tin đầu vào cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách về dân số và phát triển. Mức sinh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học, kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế và môi trường.

Mức sinh ở Việt Nam hiện nay:

Gần 60 năm qua, tổng tỷ suất sinh (TFR-Total Fertility Rate) của Việt Nam liên tục giảm từ 6,39 con năm 1960 xuống còn 2,09 con năm 2006. Từ đó đến nay, Việt Nam luôn ở mức sinh thay thế (2,1 con). Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức chênh lệch mức sinh giữa các vùng miền, trong đó các vùng kinh tế phát triển thì có mức sinh thấp và ngược lại. Điều này dẫn đến sự mất cân đối về dân số và phát triển xã hội. Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt của nước ta là một mặt duy trì mức sinh thay thế, một mặt giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng miền.

duy tri muc sinh thay the

Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến mức sinh:

1. Yếu tố vùng miền

Theo Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 (TĐT năm 2019), TFR của khu vực thành thị là 1,83 con/phụ nữ, thấp hơn so với khu vực nông thôn (2,26 con/phụ nữ). TFR của khu vực thành thị luôn thấp hơn mức sinh thay thế trong khi TFR của khu vực nông thôn luôn cao hơn mức sinh thay thế trong gần hai thập kỷ qua. Nguyên nhân là do những phụ nữ nông thôn - nơi được cho có mức thu nhập thấp, phần đông chỉ làm nông nghiệp lại mong muốn gia đình có nhiều con, thậm chí phải có bằng được con trai để nối dõi.

Cũng theo kết quả từ cuộc TĐT, trên phạm vi toàn quốc, phụ nữ chưa thành niên sinh con chiếm tỷ trọng 3,3‰, trong đó cao nhất ở Trung du và miền núi phía Bắc (9,7‰), cao hơn 8,5 lần so với vùng Đồng bằng sông Hồng (1,1‰). Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ phụ nữ từ 10-17 tuổi sinh con cao thứ hai (6,8‰).

Nguyên nhân khiến hai vùng này có tỷ lệ phụ nữ sinh con ở độ tuổi chưa thành niên cao hơn hẳn so với các vùng khác. Trong đó, tỷ lệ phụ nữ từ 10-17 tuổi sinh con ở khu vực nông thôn là 4,2‰, cao hơn ba lần so với khu vực thành thị (1,3‰), một phần là do điều kiện sống khó khăn, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về sức khỏe bà mẹ trẻ em, sức khỏe sinh sản, ảnh hưởng của kết hôn và sinh con sớm tới sức khỏe bà mẹ trẻ em còn hạn chế; ngoài ra là do phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số về việc lấy chồng và sinh con sớm.

2. Trình độ học vấn

Theo kết quả từ cuộc TĐT, phụ nữ có trình độ đại học có TFR thấp nhất (1,85 con/phụ nữ), tiếp đến là phụ nữ có trình độ cao đẳng (1,91 con/phụ nữ). Phụ nữ chưa bao giờ đi học có TFR khá cao (2,59 con/phụ nữ) và phụ nữ có trình độ sơ cấp có TFR cao nhất (3,71 con/phụ nữ).

Phụ nữ thuộc nhóm “Giàu nhất” có mức sinh thấp nhất (2,00 con/phụ nữ). Phụ nữ thuộc 3 nhóm (“Giàu”, “Trung bình” và “Nghèo”) có số con trung bình là 2 con. Phụ nữ thuộc nhóm “Nghèo nhất” có mức sinh cao nhất, với TFR là 2,40 con/phụ nữ, cao hơn nhiều mức sinh thay thế. Điều này cho thấy cần đầu tư hơn nữa để nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ thuộc nhóm “Nghèo nhất”.

h1-8210-1418527096

3. Bình đẳng giới

Bình đẳng giới xác lập, nghĩa vụ chăm sóc bố mẹ là của cải con trai, con gái. Cha mẹ không cần phải cố sinh con trai để trông cậy lúc về già, vấn đề kéo dài dòng họ, thờ cúng tổ tiên sẽ do cả nam và nữ đảm nhận, thì các. bậc cha mẹ không có ý nguyện sinh nhiều hay ít con trai để nối dõi tông đường.

Sự bất bình đẳng thể hiện phụ nữ có ít cơ hội học tập, cao trình độ dẫn đến chỉ làm những công việc phổ thông, ảnh hưởng đến hành vi sinh đẻ. Trình độ thấp,phụ nữ thường chỉ gánh vác công việc nội trợ, chăm sóc con cái, ít có cơ hội hưởng phúc lợi xã hội. Không có trình độ hiểu biết nên họ không tự mình quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến cuộc sống của họ như: quyết định số con, thời điểm sinh con, khoảng cách giữa các lần sinh ...

4. Hôn nhân

Hình thức và chế độ hôn nhân gia đình cũng ảnh hưởng đến mức sinh, như: tuổi kết hôn trung bình lân đầu cao hay thấp; tỉ lệ phụ nữ đang có chồng trong độ tuổi sinh đẻ; mức độ kết hôn ở các độ tuổi trẻ, tảo hôn; tỉ lệ phụ nữ ly hôn, ly thân, góa sống xa chồng, tái kết hôn; tỉ lệ phụ nữ sống độc thân vĩnh viễn; độ dài thời gian sống trong hôn nhân hoặc có hoạt đông tình dục; gia đình truyền thống,gia đình hiện đại;… đều ảnh hưởng không nhỏ đến mức sinh

5. Y tế

Y tế đóng vai trò trực tiếp và quyết định cuối cùng trong việc hạn chế mức sinh. Ngành y tế đóng góp trực tiếp trong việc tạo ra các phương tiện, phương pháp hạn chế sinh đẻ, tổ chức dịch vụ tránh thai, tránh đẻ. Trong đó:

- Ngành dân số có nhiệm vụ tuyên truyền vận động các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, còn ngành y tế có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ tránh thai an toàn, hiệu quả. Hiện nay, các biện pháp, phương tiện về kế hoạch hóa gia đình khá phong phú và đa dạng bao gồm các biện pháp tránh thai tạm thời (dụng cụ tử cung, bao cao su…), các phương pháp tránh thai viễn viễn (đình sản nữ, đình sản nam…), và các phương pháp khẩn cấp khi đối tượng có nhu cầu.Nếu chất lượng của các dịch vụ tốt thì số người sử dụng biện pháp tránh thai sẽ tăng lên và ngược lại. Để tác động trực tiếp đến mức sinh có các giải pháp về kinh tế, giáo dục, tuyên truyền, hành chính, pháp luật song nó chỉ tác động vào ý thức con người chỉ khi họ sử dụng biện pháp tránh thai mới có thể chủ động hạn chế số lần sinh, khoảng cách sinh giữa các lần thực hiện kế hoạch hóa gia đình mới giảm được mức sinh

- Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em được tăng cường làm giảm mức chết ở trẻ sơ sinh cũng gián tiếp góp phần làm giảm mức sinh. Như vậy muốn giảm mức sinh phải phát triển hệ thống y tế nói chung và hệ thống chuyên ngành dịch vụ kế hoạch hóa gia đình nói riêng

Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...