Nấm da ở trẻ sơ sinh

Chủ Nhật, 25/09/2022 12:05 AM (GMT+7)

Bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh là do vi nấm gây ra. Tùy từng vùng da bị nhiễm nấm mà bệnh được đặt tên theo từng vùng da đó như nấm toàn thân, nấm da đầu, ... Trẻ trên 2 tuổi là đối tượng mắc bệnh thường gặp. Tuy nhiên, người lớn và trẻ sơ sinh cũng đều có thể nhiễm nấm.

Nguyên nhân gây bệnh nấm da ở trẻ

Một số bệnh nấm da có khả năng lây lan do đó nhiều trẻ nhỏ mắc bệnh nấm da do dùng chung vật dụng cá nhân với trẻ mang bệnh. Tiếp xúc gần gũi với người bị nấm da tạo tạo điều kiện để bệnh lây lan từ người này sang người khác.

tre-so-sinh-khoc-thet-tung-con-3-1599561052-285-width640height480_schema_article

Dấu hiệu nấm da ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh, nấm da thường xuất hiện ở vùng mông và bẹn, có đặc điểm như:

Nhiều vòng tròn đỏ có kích thước khác nhau, trung bình có đường kính 6mm. Khi vi nấm phát triển, những vòng tròn này mở rộng kích thước, có thể lớn hơn và đường kính khoảng 2,5cm.

Những vòng bên trong có màu hồng nhạt hơn hoặc đỏ, vòng tròn bên ngoài có màu đậm hơn và gồ lên so với bề mặt da. Có thể nổi mụn nước ở vòng tròn bên ngoài.

Sau khi xuất hiện ở mông, bẹn, nấm da ở trẻ sơ sinh có thể lan ra đến giữa mông và xuống đùi, sau đó lên vùng hông và lưng. Ở trẻ sơ sinh, nấm da khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu.

Ngoài ra, bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh còn có thể xuất hiện ở cả vùng đầu với các triệu chứng như sưng tấy, ban đỏ trên da đầu, mụn mủ, phồng rộp trên da. Khi đó, bệnh rất dễ nhầm với với gàu.

Phòng bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh thế nào?

  • Xử lý quần áo

Khi chọn xà phòng giặt quần áo cho bé, cha mẹ nên chọn những sản phẩm không có nhiều mùi/hóa chất. Nên chọn những sản phẩm có thành phần tự nhiên. Ngoài ra, nếu bố mẹ còn đang đắn đo về bột giặt thì baking soda là sự lựa chọn phù hợp nhất. Đó là chất chúng ta thường dùng để làm bánh, dễ kiếm, an toàn và ít gây kích ứng cho bé.

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bé

Đây là một trong những điều kiện quan trọng giúp bé tránh được các bệnh nấm da. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tắm cho bé quá lâu và nhiệt độ nước quá nóng. Vì độ nóng của nước khiến da bé bị khô.

  • Dùng tã giấy

Tiếp xúc lâu với bụi bẩn, vùng quấn tã của bé rất dễ bị kích ứng, mẩn ngứa hoặc nhiễm trùng. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý chọn loại tã có khả năng thấm hút nước tốt, chống tràn tốt. Hạn chế sự tiếp xúc giữa da bé với bụi bẩn. Ngoài ra, mẹ cần chú ý thường xuyên kiểm tra và thay tã cho bé, để da bé luôn sạch sẽ, khô thoáng. Sử dụng một số loại thuốc chống hăm có chứa kẽm oxit, giúp ngăn ngừa hăm tã. Từ đó giúp phòng tránh các bệnh nấm da ở trẻ.

1-5-1024x678-1
Phương Dung tổng hợp

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....