Nam Định tập trung thực hiện giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên

Thứ Năm, 08/12/2022 01:29 AM (GMT+7)

Năm 2022, toàn tỉnh có 24.917 trẻ sinh ra, giảm 729 trẻ so với năm 2021 (tỷ suất sinh giảm 0,6%o); số sinh con thứ 3 trở lên là 4.565 trẻ, giảm 415 trẻ so với năm 2021 (giảm 1,1%); tỷ số giới tính khi sinh là 113,2 bé trai/100 bé gái (đạt chỉ tiêu kế hoạch).

Ngày 23-12, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác Dân số năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. 

Qua đó, nhìn lại chặng đường năm 2022, tỉnh đã  đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tổ chức tốt chiến dịch truyền thông lồng ghép với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/ KHHGĐ tại các xã, phường, thị trấn. Các đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả các đề án, mô hình nâng cao chất lượng dân số như: Ðề án: “Tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân”; “Sàng lọc trước sinh và sơ sinh”; “Can thiệp, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”; “Tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng”… mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, song các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành, đoàn thể quan tâm, phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ của tỉnh tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu được giao.

Nam Định dân số 2022

Từ những nỗ lực trên, đến nay toàn tỉnh có 24.917 trẻ sinh ra, giảm 729 trẻ so với năm 2021 (tỷ suất sinh giảm 0,6%o); số sinh con thứ 3 trở lên là 4.565 trẻ, giảm 415 trẻ so với năm 2021 (giảm 1,1%); tỷ số giới tính khi sinh là 113,2 bé trai/100 bé gái (đạt chỉ tiêu kế hoạch). Có 54.356 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ mới chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, đạt 99% kế hoạch giao. Trong đó, 10.485 ca đặt dụng cụ tử cung, 1.626 ca tiêm thuốc tránh thai, 114 ca cấy thuốc tránh thai, 19.251 người uống thuốc tránh thai, 22.880 người sử dụng bao cao su…

Phát huy kết quả đạt được, năm 2023, Chi cục Dân số - KHHGĐ tập trung thực hiện mục tiêu giảm sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên; Kiểm soát và khống chế, từng bước giảm điểm tỷ số giới tính khi sinh; Đẩy mạnh xã hội hóa việc cung cấp phương tiện tránh thai hiện đại và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ tại cả khu vực thành thị và nông thôn; Nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, từng bước cải thiện chất lượng nguồn nhân lực./.

Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...