Nạo phá thai gây ra rất nhiều hệ lụy

Thứ Năm, 24/12/2020 12:19 AM (GMT+7)

Hệ lụy của việc nạo phá thai ngoài ý muốn có thể xảy ra không chỉ trong quá trình thực hiện thủ thuật hoặc sau thời gian tiến hành thủ thuật, mà còn gây hậu quả lâu dài về sau.

Theo thống kê hàng năm, tỷ lệ nạo phá thai do không sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn vẫn không ngừng gia tăng, thậm chí có nhiều trường hợp bị tai biến thương tâm từ việc nạo phá thai không an toàn. Theo số liệu thống kê, ở nước ta mỗi năm có 300.000 ca nạo phá thai. Trong đó tỷ lệ biến chứng do nạo phá thai lên đến 68.000 người trên tổng số 20 triệu ca nạo phá thai. Số trẻ em bị bỏ rơi do mang thai ngoài ý muốn có chiều hướng gia tăng, bình quân, mỗi năm có trên 1000 trẻ em bị bỏ rơi.

Nao-Pha-Thai

Việc nạo phá thai gây ra nhiều hậu quả như:

Chảy máu: Chảy máu âm đạo hoặc ứ máu tử cung gặp trong các trường hợp thai to, tử cung nhão do sanh đẻ nhiều lần, sót nhau thai, thủng tử cung, tử cung co hồi kém, rách cổ tử cung, mắc bệnh về máu...

Nhiễm trùng: Người bị nhiễm trùng sau thực hiện thủ thuật có biểu hiện sốt cao, đau bụng dưới, huyết trắng có mùi hôi, có mủ, đau khi giao hợp. Nguyên nhân của nhiễm trùng là do người bệnh không tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ hoặc không vệ sinh đúng cách bộ phận sinh dục.

Một nguyên nhân khác là do bác sĩ phẫu thuật sót nhau, dụng cụ không đảm bảo vô trùng hoặc tiến hành các thủ thuật không đảm bảo vô trùng.

Một số hậu quả của việc nạo phá thai xảy ra muộn có thể là do hậu quả của việc khắc phục các hậu quả sớm không hiệu quả hoặc do thủ thuật nạo phá thai thô bạo, bao gồm: 

Vô kinh: Gây ra do viêm dính buồng tử cung, thường gặp ở những người có tiền sử nạo phá thai nhiều lần

Vô sinh: Do viêm dính buồng tử cung, viêm tắc vòi trứng...

Một trong những tác hại nghiêm trọng của việc phá thai là tình trạng vô sinh, khoảng 20% ca điều trị vô sinh có tiền sử phá thai. Việc phá thai lần đầu gây vô sinh có thể đến từ nhiều hình thức phá thai không an toàn khác nhau.

Những trường hợp vô sinh chủ yếu do tự ý phá thai bằng thuốc đông y hay các loại thảo dược dân gian một cách sai lầm nhưng phổ biến hơn cả là các hình thức phá thai ngoại khoa tại các cơ sở phá thai chui, không hợp pháp,…

Sảy thai liên tục: Do tổn thương cổ tử cung, eo tử cung trong các lần thực hiện thủ thuật nạo phá thai trước đó. Hậu quả là gây ra hở eo tử cung, suy yếu cổ tử cung gây sảy thai.

Thai ngoài tử cung: Do thành tử cung bị suy yếu, tắc vòi trứng do viêm nhiễm, dẫn đến thai không thể về làm tổ ở tử cung mà làm tổ ở các vị trí khác mà chủ yếu là vòi trứng.

Nhau tiền đạo: Là tình trạng trứng sau khi thụ tinh không làm tổ tại vị trí thuận lợi ở tử cung. Hiện tượng này xảy ra là do tổn thương tử cung gây hình thành sẹo, làm trứng không làm tổ được tại vị trí đúng, thay vào đó phải làm tổ ở các vị trí bất thường xung quanh tử cung.

Viêm nhiễm vùng chậu: Các nguyên nhân chính gây bệnh viêm vùng chậu cấp tính là do nạo hút thai, vệ sinh kinh nguyệt kém,…

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý người mẹ

Việc nạo phá thai không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản mà còn để lại những sang chấn tâm lý khôn lường

 

Để giải quyết có hiệu quả những tồn tại, thách thức nêu trên, rất cần sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và toàn xã hội. Đặc biệt, ngành Dân số phải chủ động, xung kích, đi đầu trong tham mưu, chỉ đạo và lựa chọn tổ chức các hoạt động truyền thông và cung cấp dịch vụ KHHGĐ phù hợp với thực tiễn. Củng cố kiện toàn, mở rộng và phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ để phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện, an toàn các biện pháp tránh thai hiện đại.

Triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ phù hợp với từng nhóm đối tượng, ưu tiên địa bàn đông dân, khó khăn, vùng có mức sinh cao. Cung cấp đầy đủ kịp thời, đảm bảo đủ các loại phương tiện tránh thai.

Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các dịch vụ tránh thai, phá thai, hỗ trợ sinh sản. Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại các cơ sở y tế theo phân tuyến kỹ thuật trên cơ sở tăng cường tập huấn đảm bảo yêu cầu chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng tư vấn cho người làm dịch vụ và tăng cường giám sát chất lượng các dịch vụ.

Duyên Ngô

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...