Ngàn lẻ một thắc mắc về "chuyện ấy"

Thứ Tư, 02/09/2020 07:24 PM (GMT+7)

Tình trạng tréo ngoe trong "chuyện ấy", người này muốn, người kia không muốn và ngược lại khiến cho việc chữa trị cũng tréo ngoe nốt: vừa khó trị vừa dễ trị. Dễ vì chỉ cần hai người “chỉnh giờ” lại để muốn cùng một lúc là xong chuyện.

chuyen-ay-0

Vợ chồng tréo ngoe trong "chuyện ấy"

Tôi và vợ tôi trước đây rất đồng điệu. Nhưng thời gian gần đây, khi cô ấy muốn thì tôi lại không và ngược lại. tình trạng này kéo dài cả 2 tháng nay làm tôi lo quá. Bác sĩ có cách nào giúp chúng tôi với.

Tình trạng tréo ngoe, người này muốn, người kia không muốn và ngược lại khiến cho việc chữa trị cũng tréo ngoe nốt: vừa khó trị vừa dễ trị. Dễ vì chỉ cần hai người “chỉnh giờ” lại để muốn cùng một lúc là xong chuyện. Khó là sự trái giờ này thường bắt nguồn thì những căng thẳng trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày, công việc của hai người lệch pha nhau. Đôi khi, sự mất đồng điệu này còn do giữa hai người có mỗi bực mình nho nhỏ nào đó chưa giải tỏa được, nên cả hai rất cần ngồi lại, nói cho hết.

Ngoài trục trặc tâm lý, tình trạng dương vật bị rối loạn cương nhẹ cũng có thể gây mất đồng điệu. Khi gần vợ thì nó “im re”, còn gần sáng, lúc vợ chồng đang yên giấc nồng thì nó lại “vươn” lên. Và càng bực mình hơn nếu “nó” giở chứng “vươn” quá trời tốt khi đang đọc báo, xem phim. Nếu bạn rơi vào trường hợp này thì nên đến gặp bác sĩ Nam – Niệu khoa sớm để được chữa trị cụ thể.

Quan hệ nhiều có ảnh hưởng sức khỏe không?

Cháu 20 tuổi, quan hệ tình dục từ năm 16 tuổi đến nay khoảng 600 lần. Như vậy có nhiều quá không? Có ảnh hưởng gì không.

Số lần quan hệ tình dục nhiều hay ít tùy thuộc vào khả năng và điều kiện của từng người. Nhiều người muốn “quan hệ” nhiều hơn nữa cũng chẳng được vì khả năng có hạn. Còn người thì có “năng lực” nhưng điều kiện không cho phép (đang sống xa vợ chẳng hạn) thì đành phải kiêng khem. Nhìn chung, số lần quan hệ thường giảm dần theo năm tháng, từ chỗ đều đều mỗi ngày đến mỗi tuần, đều đều mỗi tháng rồi mỗi năm và tắt luôn sau đó.

 Quan hệ tình dục hao tốn nhiều sức khỏe và thời gian, nên nó cần được điều tiết cho hài hòa với những nhu cầu khác như học tập, thể thao, giải trí… Ví dụ đang tuổi học thì cần tập trung cho học tập chứ không thể “bao sân”. Trái với suy nghĩ của nhiều người là chuyện đó làm giảm sức khỏe, thực ra sức khỏe giảm sút khiến cho chuyện ấy yếu theo, đang có bệnh tim, bệnh phổi thì có muốn cũng không làm gì được. Ngoài ra, vợ chồng quan hệ càng nhiều thì càng dễ dính bầu hơn, còn quan hệ thưa thì có thể bị hiếm muộn do những lần tinh trùng xuất ra không rơi vào ngày rụng trứng. Tuy nhiên, người trẻ có quan hệ tình dục sớm, nhiều và không an toàn thì dễ mắc bệnh xã hội, làm viêm tắc ống dẫn tinh gây ra vô sinh (do tinh trùng không chui ra được). Muốn biết có bị vô sinh hay không thì chỉ cần làm xét nghiệm tinh dịch đồ để khảo sát số lượng và chất lượng của tinh trùng.

Đi tiểu rắt sau khi quan hệ nhiều

Năm nay tôi 33 tuổi, đã có vợ được 2 năm. Quan hệ vợ chồng tương đối thất thường vì phải công tác xa nhà, chỉ khoảng 2 tuần trong năm. Tuy nhiên, sau khoảng 1 tuần của mỗi lần ấy thì tôi buồn tiểu tiện liên tục, nhất là vào đêm. Cứ 30 phút lại đi một lần nhưng mỗi lần đi rất ít. Tôi không hiểu mình đã mắc bệnh gì và nên sử dụng loại thuốc nào cho phù hợp. Tôi mong được lời khuyên của bác sĩ. Xin chân thành cảm ơn.

 Buồn tiểu liên tục là triệu chứng bàng quang bị kích thích. Bình thường, trung bình cứ mỗi phút có 1 – 1,5ml nước tiểu từ thận đổ vào bàng quang, nên cứ mỗi 3-4 giờ người lớn mới buồn tiểu và đi tiểu một lần, mỗi lần khoảng 300ml nước tiểu. nếu cứ đi tiểu liên tục, khoảng 30 phút một lần thì mỗi lần được chừng 30 – 50ml, trong tích tắc là xong, nên tiểu ít không phải là chuyện lạ. Vấn đề của bạn là chuyện buồn tiểu liên tục sau “chuyện ấy”. Có lẽ do bạn sống xa vợ, nên mỗi khi có dịp gần nhau thì tranh thủ cho “máy” chạy “hết công suất”. Tuyến tiền liệt, túi tinh là những cơ quan nằm ngay cạnh đó cũng bị vạ lây, bị kích thích luôn, đưa tới cảm giác buồn tiểu liên tục.

Tóm lại, cách phòng bệnh tốt nhất là bạn giảm số lần sinh hoạt, chẳng hạn nên cách nhật để các tuyến có thời gian nghỉ ngơi. Nếu chẳng thể bớt được thì đành dùng thuốc chống co bóp bàng quang như oxybutinin 5mg, 1 viên uống tối (có thể thêm 1 viên uống sáng). Cái dở của thuốc này là gây khô họng, nóng người làm giảm “nhiệt huyết” đi. Tuy nhiên, nếu hai vợ chồng bạn chỉ gặp nhau có 2 tuần mỗi năm, thì chuyện kích thích đi tiểu nhiều là một cái giá chấp nhận được đó chứ?

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....