Ngành Y tế tăng cường đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về Dân số

Chủ Nhật, 11/12/2022 01:52 PM (GMT+7)

Ngành Y tế đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về Dân số nhằm tạo sự thống nhất nhận thức của cả hệ thống chính trị, tầng lớp nhân dân, về chuyển trọng tâm chính sách từ tập trung vào KHHGĐ sang giải quyết toàn diện các vấn đề quy mô, cơ cấu và phân bố, chất lượng dân số.

Thực tế cho thấy, ngành y tế đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, huy động cộng đồng và truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số và phát triển trong tình hình mới nhằm chuyển đổi nhận thức, thái độ, hành vi của các nhóm đối tượng. Các hoạt động truyền thông tập trung vào các nội dung: Tiếp tục tuyên truyền phấn đấu đạt mục tiêu giảm mức sinh, giảm tỷ lệ sinh con lần 3 trở lên; giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS); tận dụng cơ cấu dân số vàng; chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, từng bước thích ứng với già hóa dân số; chăm sóc sức khỏe sinh sản VTN/TN và tư vấn sức khỏe trước hôn nhân; sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh và nâng cao chất lượng dân số; tích cực đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông; tiếp thị xã hội và xã hội hóa các phương tiện tránh thai (PTTT) và các dịch vụ hàng hóa sức khỏe sinh sản; tuyên truyền về quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển KT-XH.

1. Xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp với thực trạng mức sinh của mỗi tỉnh

- Cần ngăn ngừa tư tưởng, tâm lý không hạn chế số lần sinh con. Tiếp tục tuyên truyền các nội dung, thông điệp phù hợp để giảm mức sinh, giảm tình trạng con lần 3 trở lên nhằm đạt mức sinh thay thế,, truyền thông về lợi ích của KHHGĐ, quy mô gia đình nhỏ, không đẻ sớm, đẻ dày; kiểm soát tốt mức sinh và giữ khoảng cách giữa các lần sinh, ổn định mức sinh ... Tuyên truyền về sự cần thiết của cung ứng đầy đủ các PTTT; sự thuận tiện của việc mua và sử dụng các PTTT thông qua tiếp thị xã hội và xã hội hóa.

2. Gia tăng các biện pháp khuyến khích nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Truyền thông nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về bình đẳng giới, nêu cao vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội hiện nay. Tạo dư luận xã hội phê phán các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, đồng thời ủng hộ người phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Tuyên truyền nâng cao đạo đức nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ y tế, chấm dứt tình trạng lạm dụng khoa học công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.

3. Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, lồng ghép biến dân số vào kế hoạch phát triển KT-XH

Cung cấp các thông tin, số liệu về dân số trong độ tuổi lao động tại địa phương, tình hình di, biến động dân cư; dự báo số lượng bước vào tuổi lao động cho năm tiếp theo, số người bước vào tuổi 60 và tỷ lệ người cao tuổi trên tổng số dân số cho các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý liên quan, các nhà hoạch định chính sách làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH ở địa phương. Tuyên truyền và cung cấp thông tin, số liệu, nội dung, phương pháp, quy trình lồng ghép các biến số về dân số trong phát triển tới các cấp ủy Đảng, chính quyền để nâng cao nhận thức, hiểu biết về lợi ích của lồng ghép dân số trong phát triển, về ý nghĩa quan trọng của các yếu tố dân số đối với phát triển, về hiệu quả của các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH nếu được lồng ghép các yếu tố dân số.

204271271477515802287624159087063o-1501081124

4. Thực hiện các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số

- Việc truyền thông về lợi ích của tư vấn và khám sức khoẻ trước hôn nhân; lợi ích của việc tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh, địa điểm và nơi nhận dịch vụ; vai trò của chăm sóc SKSS VTN/TN; tác hại của nạo phá thai, mang thai ngoài ý muốn và phá thai ở tuổi VTN/TN; chăm sóc sức khỏe NCT. Truyền thông về tác hại của tảo hôn đối với sức khỏe bà mẹ, trẻ em và giống nòi, vận động kết hôn theo đúng tuổi Luật định. Cung cấp các kiến thức về SKSS, sức khỏe tình dục để phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hiểu biết và phòng tránh thai an toàn; tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục; chăm sóc thai tốt để sinh con khỏe mạnh và đẩy mạnh tuyên truyền để đảm bảo VTV/TN, công nhân các khu công nghiệp tiếp cận tốt hơn các dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ, góp phần giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn và nâng cao chất lượng dân số. Triển khai có hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi và các Mô hình truyền thông trong Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số-KHHGĐ cho VTN/TN và Kế hoạch thực hiện Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

5. Đổi mới toàn diện và đa dạng hóa các hình thức, phương pháp truyền thông

- Để có sự thống nhất, tạo sự đồng thuận và đạt hiệu quả cao, ngành y tế cần tăng cường phối kết hợp và nâng cao năng lực, hiệu quả truyền thông về DS&PT trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở.

- Tập trung khai thác, phát triển những tiện ích, lợi thế của công nghệ thông tin, truyền thông trên mạng và các loại hình truyền thông khác. Nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông chuyển đổi hành vi thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của các ban, ngành, đoàn thể và đội ngũ cộng tác viên dân số ở thôn, bản, tổ dân phố.

- Tăng cường hình thức truyền thông lồng ghép, gắn với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giải trí, thể dục, thể thao và Lễ hội truyền thống ở các địa phương, cơ sở nhằm tạo môi trường thuận lợi cho công tác truyền thông đến các nhóm đối tượng trong cộng đồng.

- Vận động, thuyết phục và phát huy vai trò của chức sắc tôn giáo, các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng tham gia công tác truyền thông, ủng hộ các hành vi có lợi về dân số. Lồng ghép nội dung truyền thông vào các hoạt động sinh hoạt của cộng đồng, văn hóa dân gian; đưa các tiêu chí về dân số vào hương ước, quy ước của cộng đồng, vào tiêu chuẩn thôn, làng, khu dân cư văn hóa và gia đình văn hóa; các tiêu 5 chí về xây dựng nông thôn mới và tiêu chí thi đua của đoàn viên, hội viên trong các đoàn thể.

- Huy động các nguồn lực, xã hội hóa công tác truyền thông, vận động và khuyết khích các thương nhân, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hỗ trợ và đồng hành cùng công tác dân số.

Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...