Nghị định 39/2015/NĐ-CP - Hiệu quả từ chính sách dân số phù hợp

Thứ Tư, 25/11/2020 04:05 PM (GMT+7)

Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm 14,6% dân số cả nước. Đồng bào các dân tộc thiểu số có truyền thống đoàn kết, cần cù, chịu khó, thật thà, tốt bụng, đã và đang đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm tăng cường sự đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa các dân tộc anh em; ưu tiên nguồn lực đầu tư, hỗ trợphát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi; đặc biệt quan tâm chăm lo phát triểnsự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong số đó, không thể không nhắc đến việc triển khai thực hiện Nghị định số 39/2015/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số.

Nghị định số 39/2015/NĐ-CP được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành ngày 27/4/2015 và có hiệu lực kể từ ngày 15/6/2015. Theo đó quy định rõ, đối tượng được hỗ trợ là phụ nữ người dân tộc thiểu số hoặc phụ nữ là người Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn khi sinh con đúng chính sách dân số sẽ được nhận trực tiếp 2 triệu đồng/người bằng tiền mặt từ tháng đầu sau khi sinh con. Đây là một chính sách nhân văn đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Cũng chính việc triển khai nghị định 39 đã tạo động lực trong việc thúc đẩy thực hiện chính sách dân số tại vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Khi được tuyên truyền và nhận hỗ trợ, nhận thức của người dân về công tác dân số ngày càng nâng cao, chấp nhận quy mô gia đình ít con, giúp giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, sinh đủ 2 con để có điều kiện nuôi dạy chotốt. Đồng thời, giúp kinh tế nhiều hộ gia đình ngày càng cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng dân số cho đồng bào dân tộc đặc biệt là đối với vùng có mức sinh cao.

Trong quá trình triển khai Nghị định số 39/2015/NĐ-CP, bên cạnh những thuận lợi thì các địa phương cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đối tượng được hưởng chính sách đều là người dân tộc thiểu số, thuộc hộ nghèo, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, trình độ dân trí thấp, một số địa phương còn tồn tại nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu trọng nam khinh nữ, địa bàn rộng, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nơi không biết tiếng phổ thông nên công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, phổ biến chính sách về dân số còn gặp nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Tại một số địa phương xảy ra tình trạng số đối tượng có sự biến động theo chiều hướng giảm so với danhsách đã được phê duyệt; đến thời điểm cấp phát, nhiều đối tượng lại tiếp tục có con thứ ba. Lại có một số đốitượng sinh một hoặc hai con nhưng về lâu dài thì chưa thực sự quyết tâm thực hiện đúng chính sách dânsố nên không dám nhận tiền hỗ trợ…

Để đưa nghị định 39 thực sự đi vào cuộc sống, ngành dân số tại địa phương đã nỗ lực hết mình trong việc tuyên truyền, vận động người dân, nhất là những hộ dân tộc thiểu số nghèo nhận thức đầy đủ về lợi ích của việc sinh con đúng chính sách dân số. Những tháng ngày đi từng bản làng thôn ấp, gõ cửa từng nhà bất kể khó khăn, trở ngại đã cho thấysự quyết tâm của chính quyền địa phương và đội ngũ cán bộ dân số - y tế và cộng tác viên dân số tại cơ sở với mong muốn thực hiện nghiêm túc, nhất quán nghị định 39.

Việc hỗ trợ 2 triệu đồng đối với cặp vợ chồng là hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểusố cam kết sinh con đúng chính sách dân số, tuy chưa thật nhiều, nhưng lại có ý nghĩa lớn với đối tượng được hỗ trợ. Chính sách này được người dân đồng tình hưởng ứng, nhận thức của người dân tộc thiểu số đã có bước chuyển biến rõ rệt, chấp nhận quy mô gia đình ít con, giúp giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 ở vùng khó khăn. Đồng thời, giúp kinh tế nhiều hộ gia đình ngày càng cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng dân số và giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát độc lập về triển khai tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ, hướng dẫn và giải đáp kịp thời các ý kiến vướng mắc của địa phương, tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện đúng các quy định của chính sách. Thăm hỏi trực tiếp một số đối tượng được thụ hưởng chính sách tại gia đình. Hoạt động kiểm tra, giám sát thường xuyên hàng năm và theo chuyên đề của các cơ quan chức năng trong tỉnh như đoàn giám sát liên ngành do Hội Liên hiệp Phụ nữ chủ trì, gồm đại diện các đơn vị: Chi cục DS-KHHGĐ, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đến giám sát tại các huyện, xã. Trong 5 năm, tổng số đã có 1,561 cuộc giám sát trong đó trung ương đã tiến hành kiểm tra, giám sát gần 20 đoàn về nội dung rà soát xác minh đối tương, lập dự toán kinh phí, công tác phối hợp truyền thông và lập hồ sơ chi trả cho đối tượng thụ hưởng.

Tổng cục DS-KHHGĐ chủ trì mở gần 10 cuộc hội thảo, tập huấn hướng dẫn cho cán bộ dân sốtại tỉnh Lạng Sơn, Quảng Nam, Trà Vinh. Điện Biên và Hà Nội, Hòa Bình, Quảng Ngãi. Năm 2020, Tổng cục DS-KHHGĐ đã xây dựng chuyên mục hộp thư giải đáp pháp luật, các phóng sự và các tin bài về nội dung của Nghị đinh số 39/NĐ-CP đăng tải trên các báo của ngành.

Trong 5 năm qua 53 tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện NĐ số 39, đã thực hiện được hơn 54nghìn cuộc truyềnthông, tập huấn lồng ghép phổ biến nội dung của Nghị định số 39/2015/NĐ-CP và các tin bài đăng tải trên báo, truyền hình địa phương. Trong đó 20 tỉnh đạt kết quả cao nhất đã chi cho đối tượng là 123 tỷ 983 triệu đồng với 61.991 người được hỗ trợ gồm: Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Thanh Hóa, Yên Bái, Lạng Sơn, Quảng Nam, Nghệ An, Gia Lai, Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Đắc Lắk, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Bình Định, Bắc Giang.

Thành công của việc triển khai Nghị định 39 rộng khắp trên 53 tỉnh, thành trong 5 năm qua góp phần cho việc thực hiện Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020, là tiền đề đóng góp Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Cuộc sống tuy còn nhiều điều phải nỗ lực ở phía trước, điều kiện sống tuy vẫn còn khó khăn nhưng giờ đây, những giấc mơ về cuộc sống đủ đầy, ấm no, hạnh phúc đã đến gần hơn một chút với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Và cứ thế, tiếng cười ngày một rộn vang bên mâm cơm gia đình, và tiếng trẻ ê a học bài sẽ vang lên khắp các thôn, xóm, bản, làng…

Mong ước cho các con được ăn no, được học hành và khôn lớn nên người và thành đạt.

Phương Linh/ Nam/ Dương/ Sơn/ Tú/ Huyền/ Thúy

Cùng chuyên mục

Lồng ghép các yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển là yêu cầu khách quan

Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số...

Thực hiện phá thai an toàn, giảm tác động gây tổn hại đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng của người được phá thai

Phá thai không an toàn, phá thai trái phép gây tổn hại đến tinh thần, sức khỏe, thậm chí đến tính mạng của...

Cần sự vào cuộc quyết liệt của toàn xã hội, chung tay giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

Nhiều năm qua, Việt Nam đang phải đối mặt với một vấn đề - lựa chọn giới tính thai nhi. Lựa chọn giới tính...

Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên

Từ năm 2006 đến nay, SRB của Việt Nam bắt đầu có xu hướng tăng đáng kể và hiện chưa có dấu hiệu dừng lại....