Người cao tuổi bị tiểu đường nên ăn gì?

Thứ Ba, 22/12/2020 06:43 AM (GMT+7)

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính, chưa có thuốc điều trị. Tại Việt Nam, số lượng người cao tuổi bị tiểu đường chiếm con số lớn. Để đẩy lùi bệnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý góp vai trò đáng kể.

Tiểu đường còn được gọi là đái tháo đường là một bệnh nội tiết do trong cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin.

Hiện nay, trên thế giới chưa tìm ra cách chữa bệnh tiểu đường mà chỉ có thể cung cấp insulin cho cơ thể thông qua việc tiêm hay uống thuốc. Chế độ ăn kiêng giữ một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng chế độ ăn trong trường hợp tiểu đường nhẹ, tiểu đường tiềm tàng hoặc kết hợp với các thuốc hạ đường huyết đối với các thể tiểu đường mức độ trung bình và nặng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản cho người mắc tiểu đường

Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường là hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá. Chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho cung cấp cho cơ thể người bện một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải điều độ và hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lưu Ngân Tâm - Trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) thì người cao tuổi nên ăn chừng mực lượng tinh bột đường trong mỗi bữa ăn (3 bữa).

Theo đó, người lớn tuổi chỉ ăn khoảng 80-100g lượng bánh phở cho buổi điểm tâm, còn trưa và chiều mỗi bữa không hơn một chén cơm lưng. Nên ăn ít gạo ít chà xát (ví dụ gạo lứt).

- Lượng thịt cá thì trung bình nên ăn khoảng 200-250g cả ngày (trừ khi có suy thận thì cần giảm). Nên ăn thịt nạc và thường xuyên ăn cá.

- Tăng cường lượng rau củ, trung bình cả ngày khoảng 250-350g. Nên ăn các loại trái cây ít ngọt, xơ nhiều như: táo còn vỏ, ổi... nhưng chỉ nên ăn khoảng 200-250g cả ngày.

- Ăn vừa đủ lượng dầu, hạn chế thức ăn giàu cholesterol, chất béo động vật, dầu dừa...

Đặc biệt người bệnh đái tháo đường nên tránh ăn các thức ăn như bánh kẹo, chè, thức uống ngọt, trái cây ngọt (ví dụ xoài chín, nho,...).

Đặc biệt, với người cao tuổi bị bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống lại càng phải chú trọng.

 

Những nhóm thức ăn người cao tuổi mắc tiểu đường nên và không nên ăn

Chia sẻ trên Báo SK&ĐS ngày 10/9/2018, ThS.BS. Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết có 3 nhóm thức ăn người cao tuổi mắc tiểu đường nên và không nên ăn. Đó là:

Nhóm thức ăn nên dùng: Các loại bánh mì không pha phụ gia, gạo, mì sợi: số lượng vừa phải; sữa tách béo, lòng trắng trứng gà, các loại thịt nạc, thịt gà bỏ da, các loại cá ít béo, các loại rau xanh có lượng đường thấp: các loại rau cải, mồng tơi, bí bầu, mướp, dưa chuột...

Nhóm thức ăn hạn chế: Bánh mì trắng, ngọt, các loại cá béo, thịt dê, cừu, rau quả đóng hộp, các loại quả chín, cà phê, chè, các chất ngọt nhân tạo, muối khoáng có đường.

Nhóm thức ăn cần tránh hoặc ăn rất ít: Đường (trừ lượng cho phép), các loại mật, bánh ngọt, kẹo, mứt, các loại nước ngọt, nước quả có đường; sữa béo; thịt nhiều mỡ; thức ăn chế biến sẵn: xúc xích, thịt hun khói, các loại phủ tạng...; cá nhiều mỡ (cá basa); lòng đỏ trứng; bơ, mỡ đông lạnh; khoai tây rán; quả ngọt dạng sấy khô, quả ngâm đường; các loại đồ uống: rượu, bia, nước ngọt...

Kế hoạch dinh dưỡng cho người tuổi cao mắc tiểu đường

Bữa sáng

Bữa sáng của người bệnh tiểu đường nên có các thực phẩm bao gồm tinh bột, trái cây chín tự nhiên, protein. Bạn có thể lựa chọn một tô miến, phở, mỳ, khoai lang hoặc ngũ cốc nguyên hạt.

Bữa trưa

Bữa trưa, bạn cần tăng cường chất xơ từ các loại rau củ quả như xà lách, ớt đỏ, ngô, đậu đen, ngũ cốc nguyên hạt, … Bổ sung thêm protein từ thịt nạc thăn, thịt gà nên bỏ da. Ngoài ra cần có thực phẩm chứa nhiều vitamin, omega-3, magie.

Bữa tối

Vào bữa tối, người cao tuổi nên ăn ít hơn bữa trưa và bữa sáng và nên chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa. Để bổ sung protein, có thể chọn cá hồi, đậu phụ. Các chất dinh dưỡng khác như chất chống oxy hóa, magie, vitamin, chất xơ có thể chọn măng tây, bông cải xanh, đậu hà lan, cà chua.

Một lưu ý nhỏ nữa là các bữa ăn chính nên ăn với mức độ vừa phải, không nên ăn quá no. Nếu sau khi ăn chừng 1-2 tiếng người bệnh cảm thấy đói thì có thể lót dạ với một chút trái cây, rau củ quả. Các thực phẩm được khuyên dùng nhiều là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Trong đó có các loại rau xanh, ngũ cốc, trái cây, đặc biệt cần hạn chế đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và hạn chế sử dụng các chất kích thích.

 

Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...