Người trẻ bị loãng xương do lạm dụng thuốc, ăn kiêng quá nhiều

Chủ Nhật, 09/12/2018 05:34 PM (GMT+7)

Trước đây, nhiều người vẫn nghĩ loãng xương là bệnh phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh và người lớn tuổi. Nhưng ngày nay, căn bệnh này đã “phủ sóng” đến những người trẻ.

BS. Cao Thanh Ngọc – Phụ trách Khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, loãng xương ở người trẻ là loãng xương thứ phát.Loãng xương gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, trường hợp loãng xương ở người trẻ, đang trong độ tuổi lao động thì mức độ ảnh hưởng càng lớn.

1_48325

Người trẻ bị loãng xương do nhiều nguyên nhân như bệnh lý nội tiết, bệnh thận mạn, những bệnh mãn tính về khớp hoặc bệnh tự miễn như lupus, viêm khớp dạng thấp, hoặc hội chứng kém hấp thu, sử dụng các loại thuốc làm mất xương như: corticosteroid, thuốc chống co giật…

Bên cạnh đó, nhiều người trẻ lười vận động, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá… các bạn nữ lại thích ăn kiêng, có thói quen che chắn quá kỹ mỗi khi ra ngoài nên da không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dẫn đến bị thiếu vitamin D trầm trọng. Tất cả những yếu tố này làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, trao đổi chất của cơ thể, cũng như làm mất cân bằng giữa quá trình tạo xương, hủy xương và có thể dẫn đến loãng xương.

Loãng xương gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi kéo dài, có thể dẫn đến gãy xương, tăng nguy cơ tàn phế và tử vong, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân người bệnh, gia đình và xã hội.

Mới đây, Khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện ĐH Y dược tiếp nhận trường hợp người bệnh T.T.X, 38 tuổi. Chị nhập viện do đau lưng nhiều và khó đi lại do gầy yếu, suy kiệt, teo cơ tứ chi. Cách đây 4 năm chị đã điều trị lupus ban đỏ với triệu chứng đau các khớp và nổi ban ở vùng mặt kèm theo loét miệng, rụng tóc.

2_128279

 Bác sĩ kê toa cho người bệnh và dặn tái khám nhưng chị cho biết vì ở xa, thấy toa thuốc có hiệu quả nên đã cầm toa thuốc mua uống dài hạn. Thời gian gần đây chị thấy đau vùng lưng nhiều kèm ăn uống kém, sụt cân, mất ngủ.

Đến bệnh viện khám, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị loãng xương nặng, gãy xẹp nhiều đốt sống ngực, đốt sống thắt lưng và đái tháo đường, suy thượng thận do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc có chứa corticoids.

BS. Cao Thanh Ngọc cho biết thêm, việc điều trị loãng xương không quá khó khăn. Quan trọng là người bệnh cần kiên nhẫn vì điều trị loãng xương là điều trị lâu dài và liên tục.

Bên cạnh đó loãng xương là một bệnh có thể phòng ngừa được nếu được quan tâm hợp lý. Người dân cần cung cấp đầy đủ canxi, vitamin D và các dưỡng chất cần thiết chung cho cơ thể theo lứa tuổi và tình trạng sức khỏe, thường xuyên vận động và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cũng như hạn chế những thói quen hút thuốc, uống rượu bia, uống thuốc không rõ nguồn gốc hoặc tư ý mua thuốc uống… để có một hệ xương khỏe mạnh, vững chắc.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....