Nguy cơ biến chứng ở người cao tuổi nhiễm cúm

Chủ Nhật, 19/11/2023 07:19 PM (GMT+7)

Hằng năm, ở Việt Nam trung bình có trên 800.000 người mắc cúm. Người cao tuổi nguy cơ cao mắc biến chứng hô hấp nghiêm trọng khi nhiễm cúm, như viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng phổi do vi khuẩn.

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM cho biết, người cao tuổi nguy cơ cao mắc biến chứng hô hấp nghiêm trọng khi nhiễm cúm, như viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng phổi do vi khuẩn. Các biến chứng khác có thể gặp gồm tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy giảm chức năng tim nói chung và tăng nguy cơ đột quỵ tim.

img-8005-962

PGS.TS Phạm Nguyễn Vinh dẫn chứng, thống kê của UCLA Health trên những bệnh nhân cúm cao tuổi nhập viện cho thấy, biến chứng tim nghiêm trọng xảy ra ở khoảng 1/8 bệnh nhân. 7% trong số này tử vong.

Nhóm này có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim vào tuần đầu sau khi mắc cúm cao gấp 6 lần so với các bệnh khác. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm là viêm phổi và suy hô hấp, tác động gây rối loạn nhịp tim hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng suy tim.

Tại Việt Nam, thống kê của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho thấy, hằng năm, ở Việt Nam trung bình có trên 800.000 người mắc cúm. Bệnh cúm xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Số người nhập viện và tử vong chủ yếu xảy ra ở nhóm nguy cơ cao gồm người lớn tuổi (trên 65 tuổi), người có bệnh lý nền (tim mạch, hô hấp, nội tiết), phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi.

Theo Bộ Y tế, vắc-xin cúm an toàn và có hiệu quả phòng các thể nhẹ và nặng của cúm, tỷ lệ bảo vệ từ 70 - 90%. Ở những người lớn tuổi, vắc-xin cúm làm giảm 60% tỷ lệ mắc bệnh. Đồng thời, giảm 70 - 80% tỷ lệ tử vong có liên quan đến cúm.

Theo BSCKI Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, vắc-xin cúm không chỉ quan trọng với trẻ em, mà còn cần thiết cho cả người lớn. Tiêm vắc-xin ngừa cúm là một giải pháp toàn diện xây dựng “lá chắn thép” để bảo vệ sức khỏe.

Hầu hết những người mắc cúm thường ở tình trạng nhẹ, không cần chăm sóc y tế hoặc thuốc kháng virus và nhanh chóng hồi phục trong vòng vài ngày đến dưới 2 tuần.

Tuy nhiên, cúm mùa không đơn giản như nhiều người lầm tưởng. Bởi, cúm có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề như: Viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp, nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng tai… thậm chí là tử vong.

Cúm cũng khiến các bệnh lý mãn tính trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ, người mắc bệnh hen suyễn mãn tính dễ bị các cơn hen suyễn kịch phát hành hạ nếu mắc bệnh cúm. Bệnh nhân suy tim sung huyết mãn tính có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn dưới sự tác động của cúm.

Chuyên gia dẫn chứng, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo, ai cũng có thể mắc cúm mùa, không phân biệt độ tuổi, giới tính… đặc biệt là nhóm có nguy cơ cao dễ gặp biến chứng nhất.

Những người được khuyến khích cần tiêm phòng cúm mùa càng sớm càng tốt gồm: Người trên 65 tuổi; phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai; trẻ em, đặc biệt ở những trẻ dưới 5 tuổi; người có các bệnh lý mãn tính: Hen suyễn, tiểu đường, tim mạch, ung thư… Người nhiễm HIV/AIDS; người có tiếp xúc trực tiếp với những người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm cúm.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....