Nguy cơ cao gây hỏng mắt do bệnh viêm nội nhãn

Thứ Ba, 04/10/2022 11:14 AM (GMT+7)

Bệnh viêm nội nhãn rất hiếm khi xảy ra, với tỷ lệ người mắc phải trung bình năm chiếm khoảng 5/10000 và mắt bên phải có nguy cơ bị nhiễm trùng cao gấp hai lần so với mắt bên trái.

Viêm nội nhãn là bệnh gì?

Viêm nội nhãn là tình trạng viêm nhiễm của các mô ở bên trong mắt. Căn bệnh này thường gây ra bởi sự nhiễm trùng của các loại vi khuẩn như Gram âm, Streptococcus, hoặc các loại nấm như Candida, Aspergillus.

20210613_165128_907208_viem_noi_nhan.max-1800x1800

Có 2 loại viêm nội nhãn là viêm nội nhãn ngoại sinh và viêm nội nhãn nội sinh.

- Viêm nội nhãn nội sinh: Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn lây lan từ các cơ quan khác của cơ thể đi theo đường máu.

- Viêm nội nhãn ngoại sinh: Tác nhân chính gây bệnh này là nấm và vi khuẩn đi trực tiếp vào mắt từ môi trường bên ngoài sau khi bị chấn thương hoặc sau phẫu thuật.

Các triệu chứng của viêm nội nhãn

Triệu chứng chủ quan của tình trạng viêm nội nhãn có thể xuất hiện các dấu hiệu về tầm nhìn như mắt nhìn mờ hơn, đau nhức và mức độ đau nhức sẽ tăng dần lên về đêm, mắt bị kích thích gây khó chịu cho người bệnh. Hơn nữa, bệnh nhân còn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, sợ ánh sáng, sưng nề xung quanh đôi mắt, hoặc có thể xuất hiện tình trạng đau mắt đỏ.

Triệu chứng khách quan của tình trạng viêm nội nhãn cho thấy khi đi khám mắt sẽ gặp trường hợp mi mắt sưng nề, đỏ, kết mạc, cương tụ, giác mạc phù nề thậm chí còn bị thâm nhiễm, có mủ tiền phòng, viêm dịch kính.

Triệu chứng toàn thân, bị viêm nội nhãn mủ thường khiến cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, sốt, mất ngủ, kém ăn. Tuy nhiên, bệnh nhân bị viêm nội nhãn giai đoạn đầu thường có thể tiến triển âm thầm không gây đau hoặc gây tình trạng mủ.

Làm gì để tránh viêm nội nhãn?

Viêm nội nhãn là một bệnh nhiễm khuẩn mắt nặng nề. Chính vì thế, người dân phải đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ như nhìn mờ nhiều, nhanh, đỏ mắt, đau nhức mắt; bệnh thường xuất hiện ở các bệnh nhân có các bệnh ở cơ quan khác gây suy yếu cơ thể, hoặc nghiện qua đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, bệnh cũng xuất hiện ở những người khỏe mạnh có thể do các điều trị không đúng cách tại mắt.

viem-noi-nhan-1653970396780650812554
Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....