Nguy cơ của việc dừng thuốc tránh thai hàng ngày

Thứ Tư, 12/10/2022 11:22 PM (GMT+7)

Ngừa thai bằng biện pháp uống thuốc vừa đơn giản, vừa tiện lợi và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu đang dùng thuốc tránh thai mà dừng giữa chừng có thể xảy ra một số nguy cơ mà người dùng cần lưu ý.

Mang thai ngoài ý muốn

Trong thuốc tránh thai hàng ngày có các hormone sinh dục nữ, thường là estrogen và progesterone, có tác dụng ngăn cản sự rụng trứng, làm dày lớp màng nhầy cổ tử cung, ngăn tinh trùng bơi về phía tử cung để thụ tinh, làm biến đổi thành tử cung không thích hợp cho trứng làm tổ. 

Khi dừng thuốc, các hormon này được loại bỏ khỏi cơ thể có thể kích hoạt sự rụng trứng. Trong trường hợp này, có thể mang thai ngay lập tức. Vì vậy, trong khoảng thời gian sau khi dừng thuốc, chị em cần sử dụng phương pháp ngừa thai thay thế, như bao cao su khi quan hệ tình dục. Các chuyên gia y tế cũng lưu ý, khi bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai mới, chị em cần tiếp tục uống thuốc tránh thai thêm một thời gian, chờ hormone của thuốc tránh thai mới có hiệu lực. Trong trường hợp này, chị em cần sự tư vấn của bác sĩ sản khoa để đảm bảo an toàn khi sử dụng đồng thời 2 biện pháp tránh thai.

thuoc-tranh-thai-1441260301635

Một số bất lợi liên quan đến nội tiết tố

Các triệu chứng liên quan đến nội tiết tố là một tác dụng phụ có thể xảy ra khi dừng thuốc tránh thai. Một số phụ nữ có thể gặp các triệu chứng ngắn hạn hoặc dài hạn do việc ngừng thuốc này.

Triệu chứng ngắn hạn: Các triệu chứng có thể xảy ra trong vài tuần đến khi các hormon tự nhiên của cơ thể có thể hoạt động trở lại. Những triệu chứng này có xu hướng tạm thời bao gồm: Hành kinh sớm hơn hoặc muộn hơn so với chu kỳ kinh bình thường; xuất hiện các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) như mụn trứng cá, cương đau ngực, thèm ăn, đau đầu, thay đổi tâm trạng, trầm cảm hoặc lo lắng...

Triệu chứng lâu dài: Một số người có thể trải qua những thay đổi dài hạn hơn trong chu kỳ kinh nguyệt sau khi họ ngừng uống thuốc. Nếu không có hormon kiểm soát sinh sản này, chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi: Có thể trở nên bất thường hơn hoặc bắt đầu theo một chu kỳ khác.

Ngoài ra, trong một số trường hợp dùng thuốc tránh thai để trị một số tình trạng như: PMS, chu kỳ không đều, mụn trứng cá, lạc nội mạc tử cung, u xơ, PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang)... Các triệu chứng của những điều kiện này có thể trở lại trong trường hợp không có thuốc.

Tác dụng lên cơ thể

Khi dừng uống thuốc tránh thai, hormon của thuốc sẽ nhanh chóng đào thải ra khỏi cơ thể. Dần dần, các hormon tự nhiên của cơ thể sẽ tiếp tục điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Hầu hết mọi người sẽ mất khoảng từ 2-4 tuần, tuy nhiên, có những trường hợp phải mất đến 3 tháng để chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên hoàn toàn tự thiết lập lại.

Trong một số trường hợp, rối loạn nội tiết tố của cơ thể có thể xảy ra. Vì vậy, khi thấy chu kỳ kinh nguyệt không trở lại bình thường sau một vài tháng, nên đi khám bác sĩ.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....