Nguy cơ tiềm ẩn của việc sinh con khi nhiều tuổi

Thứ Ba, 20/12/2022 10:59 AM (GMT+7)

Những năm gần đây, khi độ tuổi kết hôn ngày càng muộn kéo theo hiện tượng mang thai khi đã nhiều tuổi khiến nhiều chị em lo lắng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một điều rằng, phụ nữ sinh con muộn có thể ẩn chứa nhiều nguy cơ đáng lo ngại với cả người mẹ và thai nhi.

Khi độ tuổi mang thai ngày càng tăng

Theo CDC Hoa Kỳ, từ năm 2016, tỷ lệ sinh ở phụ nữ trong độ tuổi 30-34 đã vượt qua phụ nữ trong độ tuổi 25-29. Đây cũng là vấn đề lo ngại khi hiện nay, càng nhiều người mang thai sau độ tuổi 35.

Nguyên nhân thường xuất phát từ phụ nữ trình độ học vấn cao hơn, muốn phát triển sự nghiệp bản thân hoặc cảm thấy chưa sẵn sàng có con, thiếu kinh nghiệm chăm sóc trẻ hay lo ngại về chính sách nơi làm việc khi sinh, thất nghiệp khi sinh con,...

dau-day-chang-2

Mang thai khi đã nhiều tuổi sẽ khiến mẹ phải đối mặt với các nguy cơ như:

- Nguy cơ mắc các bệnh di truyền như Down tăng lên theo tuổi của mẹ.

- Nguy cơ sẩy thai hay gặp phải các vấn đề sản khoa cao hơn theo tuổi của mẹ.

- Nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, xuất huyết sau sinh,... đều có thể xuất hiện.

Theo các nhà khoa học, càng lớn tuổi, tử cung càng kém nhạy cảm hơn với oxytocin. Do đó, nếu tuổi mẹ càng cao thì các biến chứng trong khi sinh càng dễ xảy ra.

Làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh khi mẹ bầu lớn tuổi?

Để hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra, giúp mẹ bầu lớn tuổi có một thai kỳ khỏe mạnh, chị em có thể tham khảo một số gợi ý sau:

Thăm khám và cần được tư vấn kỹ của bác sĩ chuyên khoa trước khi mang thai

Trước khi có kế hoạch mang thai, chị em nên tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe tổng thể của bản thân liệu có đủ điều kiện để mang thai hay không; cũng như có hướng giải quyết những vấn đề về sinh sản và mang thai có thể gặp phải để chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Trong khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung thêm acid folic, canxi, sắt, vitamin D và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác hàng ngày. Đây là những dưỡng chất thiết yếu để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn khi còn trong bụng mẹ. Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá để tránh những ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe.

sinh-muon-6

Tăng cân phù hợp

Mang thai khi đã nhiều tuổi khiến nhiều mẹ bầu lo lắng con không đủ chất dinh dưỡng. Do đó, hiện tượng ăn nhiều và tăng cân không kiểm soát rất dễ xảy ra và kết quả là mẹ thì tăng cân mà con lại còi cọc do không đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch tăng cân sao cho phù hợp, đủ để thai nhi phát triển tốt mà mẹ cũng có thể thuận lợi giảm cân sau sinh.

Hoạt động thể chất

Các hoạt động thể chất có thể giảm bớt sự khó chịu, tăng cường năng lượng và cải thiện sức khỏe cho mẹ. Đồng thời, vận động hợp lý giúp tăng sức mạnh các cơ cũng như sức chịu đựng khi sinh em bé, từ đó, hạn chế phần nào biến chứng có thể xảy ra. Mẹ bầu có thể lựa chọn vận động phù hợp với sức khỏe của mình, không nên vận động quá sức.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...