Nguyên nhân, cách phòng tránh và chữa trị bệnh tiêu chảy ở trẻ

Chủ Nhật, 24/03/2019 02:10 PM (GMT+7)

Bệnh tiêu chảy nếu không được chữa trị kịp thời và triệt để rất nguy hại đặc biệt là với trẻ nhỏ. Cơ thể trẻ bị mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến nguy cơ bị nhiều biến chứng. Các mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng tránh và chữa trị bệnh tiêu chảy ở trẻ trong bài viết sau đây nhé.

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ

Empty

Tiêu chảy là tình trạng bệnh khi trẻ đi ngoài có phân lỏng và nhiều nước hơn bình thường.  Một biểu hiện khác của bệnh tiêu chảy là phân ra toàn nước trên ba lần trong 24 giờ. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ.

Đa số trẻ bị tiêu chảy do nhiễm virus Rota lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là qua tiếp xúc của bàn tay. Dị ứng và ngộ độc thức ăn cũng là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy.

Khi trẻ không dung nạp được thức ăn hoặc uống quá nhiều nước hoa quả cũng dễ bị tiêu chảy. Đặc biệt, cha mẹ pha sữa không đúng tỷ lệ cũng khiến trẻ bị tiêu chảy.

Trẻ có thể bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn E.coli trong thức ăn sống và không đảm bảo vệ sinh. Những trẻ sử dụng thuốc kháng sinh cũng có khả năng bị nhiễm bệnh tiêu chảy.

Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em đơn giản tại nhà

Điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em là điều không quá khó. Bạn cần tuân thủ 4 nguyên tắc điều trị cụ thể đã được các chuyên gia y tế nghiệm chứng.

Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường là nguyên tắc quan trọng hàng đầu khi trẻ bị tiêu chảy. Nếu trẻ còn bú thì các mẹ cho con bú nhiều và lâu hơn. Bạn nên cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước (ORS) ngay sau khi đi tiêu lỏng hay sau khi nôn ói. Các mẹ phải pha ORS theo đúng hướng dẫn.

Empty

Ngoài ORS, bạn nên cho trẻ trên 6 tháng tuổi còn uống thêm nước súp, nước cơm, nước cháo. Các mẹ cũng có thể dùng nước dừa, nước hoa quả tươi không đường, nước chín để nguội.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy cần được tăng cường. Các mẹ có thể tăng khẩu phần ăn hàng ngày dần lên. Nếu trẻ có triệu chứng nôn ói thì mẹ nên chia khẩu phần ăn ra làm nhiều bữa nhỏ.

Cha mẹ tuyệt đối không để trẻ nhịn ăn, giảm khẩu phần ăn và cũng không được pha loãng sữa. Bởi vì khi đó, trẻ sẽ bị giảm cân, hồi phục chức năng đường ruột chậm hơn và thời gian tiêu chảy sẽ kéo dài hơn. Sau khi trẻ hết tiêu chảy bạn cũng nên cho bé ăn nhiều hơn để hồi phục lại dinh dưỡng.

Nếu trẻ không ăn uống được, bỏ bú, sốt cao hơn, rất khát nước, đi phân có máu, lâu khỏi bạn cần đến bệnh viện. Các bác sĩ sẽ khám kỹ lưỡng cho trẻ. Nhân viên y tế sẽ cho bé uống bổ sung kẽm giúp giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời gian tới.

Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Trẻ em có nguy cơ bị tiêu chảy khá cao. Để làm giảm nguy cơ tiêu chảy ở trẻ, các mẹ cần thực hiện tốt các điểm lưu ý theo lời khuyên của các chuyên gia. Khi cho trẻ ăn dặm mẹ cần thực hiện đúng cách, hợp vệ sinh và đầy đủ dưỡng chất.

Bạn cần đảm bảo cho trẻ sử dụng nước sạch. Ăn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, được bảo quản đúng quy cách cũng phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ. Các mẹ nên rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn và rửa tay cho trẻ trước khi ăn. Sau khi đi tiêu hoặc dọn phân cho trẻ mẹ cần rửa tay sạch bằng xà phòng với nhiều nước.

Trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân, cách phòng tránh và chữa trị bệnh tiêu chảy ở trẻ. Tiêu chảy là căn bệnh rất dễ xảy ra ở trẻ mà tác hại lại vô cùng lớn khi không trị dứt điểm. Cha mẹ hãy ghi nhớ và vận dụng những điều trên để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhé.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...