Nguyên nhân dẫn đến tắc ruột sơ sinh

Thứ Sáu, 23/09/2022 10:37 PM (GMT+7)

Tắc ruột ở trẻ sơ sinh là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây nên. Bệnh thường diễn biến nặng, nếu không chẩn đoán và xử trí kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong.

Tắc ruột ở trẻ sơ sinh là gì?

Tắc ruột được định nghĩa là một hội chứng ngừng lưu thông của hơi, dịch và các chất có trong lòng ruột. Tắc ruột do sự cản trở cơ học nằm từ góc Treitz đến hậu môn gọi là tắc ruột cơ học. Tắc ruột do ngừng nhu động ruột gọi là tắc ruột cơ năng hay tắc ruột do liệt ruột.

Tắc ruột ở trẻ sơ sinh thường gặp ở trẻ đẻ non và người mẹ bị cúm khi mang thai, không phân biệt giới tính, tùy theo nguyên nhân gây tắc.

tac-ruot-o-tre-2

Nguyên nhân dẫn đến tắc ruột sơ sinh

Tắc ruột sơ sinh có thể do nguyên nhân tắc ruột cơ học hoặc tắc ruột cơ năng.

Tắc ruột cơ học bao gồm:

- Viêm phúc mạc bào thai: Một nguyên nhân nào đó gây thủng ruột hoặc hoại tử ruột trong thời kỳ bào thai dẫn đến viêm phúc mạc bào thai.

- Teo ruột: Teo ruột có thể gặp bất cứ vị trí nào trên đoạn ruột và thường gặp nhất ở đoạn cuối hồi tràng, có thể teo một chỗ hoặc nhiều chỗ.

- Tắc ruột phân su: Là biểu hiện sớm nhất ở thời kỳ trẻ mới chào đời của bệnh xơ nang tụy. Nguyên nhân gây tắc ruột là do phân su bị kết dính vào niêm mạc của toàn bộ đoạn cuối hồi tràng.

- Các dị tật hậu môn trực tràng có thể gặp: Không có lỗ hậu môn (Có lỗ rò hoặc không có lỗ rò), hoặc có lỗ hậu môn (Tắc ruột do teo trực tràng, hẹp hậu môn trực tràng).

Các trường hợp tắc ruột cơ năng cũng có hội chứng tắc ruột sơ sinh, nhưng thăm trực tràng vẫn có phân su:

- Dị dạng về hạch: Bệnh phình to đại tràng bẩm sinh (Hirschspung). 

- Tắc ruột do nút phân su: Bệnh nhi có triệu chứng tắc ruột. Khám vẫn có lỗ hậu môn. Thăm trực tràng ống thông vào sâu được, nhưng không có phân su.

- Nhiễm khuẩn: Viêm phổi, nhiễm khuẩn rốn nặng, viêm tấy hoại tử da do liên cầu hoặc tụ cầu.

 Điều trị tắc ruột ở trẻ sơ sinh 

Lồng ruột là một tình trạng cấp cứu y tế. Trẻ cần được cấp cứu để tránh tình trạng nôn quá nhiều gây mất nước, chất điện giải, sốc và ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm có thể xảy ra khi một phần ruột bị hoại tử do thiếu máu.

Quy trình điều trị tắc ruột ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện gồm:

- Truyền dịch cho trẻ thông qua đường truyền tĩnh mạch.

- Giải nén ruột bằng cách đặt ống thông vào dạ dày từ mũi.

- Tháo lồng bằng khí hoặc barium. Đây là hoạt động vừa có giá trị chẩn đoán, vừa điều trị. Nếu quá trình thụt tháo đạt hiệu quả tốt thì trẻ không cần phải điều trị gì nữa.

- Nếu tháo lồng ruột không hiệu quả hoặc ruột đã bị thủng thì trẻ cần phải phẫu thuật để xử lý tắc ruột.

Phương Dung tổng hợp

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....