789

Nguyên nhân gây lồng ruột ở trẻ

Thứ Tư, 08/01/2020 01:30 PM (GMT+7)

Mặc dù gặp ở mọi lứa tuổi song bệnh lồng ruột thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi (chiếm tới 80% các trường hợp lồng ruột), trong đó gặp nhiều nhất là ở lứa tuổi 4 - 9 tháng. Bệnh gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái từ 2 - 4 lần.

long-ruot

Bệnh lồng ruột thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi

Mặc dù gặp ở mọi lứa tuổi song bệnh lồng ruột thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi (chiếm tới 80% các trường hợp lồng ruột), trong đó gặp nhiều nhất là ở lứa tuổi 4 - 9 tháng. Bệnh gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái từ 2 - 4 lần. Bệnh ít gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, đa số gặp ở trẻ béo tốt, bụ bẫm.

Biểu hiện bệnh khác nhau giữa trẻ dưới 2 tuổi và trẻ lớn

Bệnh diễn biến rất khác nhau ở hai lứa tuổi:

Trẻ dưới 2 tuổi: Bệnh biểu hiện cấp tính, diễn biến nhanh, tiên lượng nặng theo từng giờ.

Trẻ lớn hơn 2 tuổi: Bệnh biểu hiện bán cấp hoặc mãn tính, đôi khi cấp tính, nh­ưng diễn biến không nhanh và nặng như­ ở trẻ còn bú.

Nguyên nhân gây lồng ruột ở trẻ

Do sự mất cân đối giữa kích thước của hồi tràng và manh tràng: Trẻ em 4 tháng tuổi kích thước hồi tràng và manh tràng gần bằng nhau, từ 4 - 12 tháng tuổi manh tràng phát triển to nhanh hơn, từ đó manh tràng có đường kính lớn hơn hồi tràng.

Một số trường hợp lồng ruột cấp tính là do túi thừa Meckel, polyp, u ruột non, búi giun...

Bệnh lồng ruột dễ gặp ở trẻ dưới 2 tuổi

Bệnh lồng ruột ở trẻ

Viêm hạch mạc treo: Ở trẻ còn bú van Bauhin nhô vào trong lòng đại tràng, các nang bạch huyết dồi dào, khi viêm s­ưng to sẽ cản trở nhu động của ruột non.

Viêm hạch bạch huyết mạc treo có liên quan tới nhiễm virus như kèm theo nhiễm Adenovirus, Enterovirus ...

Vùng hồi - manh tràng có hai luồng sóng nhu động ngược chiều nhau bao gồm nhu động xuôi chiều của hồi tràng và nhu động ngược chiều của đại tràng về phía manh tràng.

Biến chứng của bệnh

Nếu trẻ không được điều trị kịp thời, đoạn ruột lồng nhanh chóng bị tổn thương dẫn đến hoại tử do thắt nghẽn mạch máu. Cụ thể là đoạn ruột “tiếp nhận” chèn ép lên thành của đoạn ruột “bị lồng”, mạc treo cùng với các mạch máu bị cuốn vào trong lòng đoạn ruột dưới, bị thắt nghẹt lại ở cổ khối lồng dẫn đến tắc ruột cơ học.

Triệu chứng bệnh lồng ruột

Triệu chứng toàn thân

Giai đoạn sớm: ít có dấu hiệu của bệnh.

Giai đoạn muộn: Trẻ thường có biểu hiện mệt lả, ít hoạt động, mất nước và điện giải, nhiễm khuẩn - nhiễm độc, nhiệt độ tăng cao.

Triệu chứng cơ năng

Đau bụng theo cơn : Trẻ có biểu hiện khóc thét từng cơn kèm theo đau bụng đột ngột, dữ dội, trẻ ­ưỡn người. Ban đêm cơn đau làm trẻ thức giấc, ban ngày làm trẻ phải ngừng mọi hoạt động, bỏ chơi, bỏ bú. Cơn đau xuất hiện và mất đi một cách đột ngột, mỗi cơn đau kéo dài 5 - 15 phút.

Triệu chứng bệnh lồng ruột

Nôn trớ: Trẻ thường nôn ngay từ cơn đau đầu tiên. Lúc đầu nôn ra thức ăn, sau đó nôn ra dịch xanh hoặc vàng.

Đại tiện nhầy máu: Là dấu hiệu muộn của bệnh. Đa số các trường hợp máu lẫn nhầy, màu đỏ hoặc nâu, đôi khi có vài giọt máu tươi chảy ra hậu môn; có trường hợp chỉ phát hiện được khi thăm trực tràng. 

Bí trung - đại tiện: Xảy ra nếu khối lồng gây tắc hoàn toàn.

Triệu chứng thực thể

Sờ thấy khối lồng: Vị trí sờ thấy thường ở hạ sườn phải, trên rốn, khối lồng nằm ngang. Lúc cơn đau dịu đi, sờ thấy khối lồng là một khối dài, di động, trẻ thấy đau khi ấn, nằm dọc theo vị trí của khung đại tràng. Tuy nhiên, cũng có thể không sờ thấy khối lồng do nằm sâu dưới bờ sườn phải, lồng tới góc gan hoặc khi bụng căng do tắc ruột đến muộn.

Biểu hiện của xuất huyết ruột: Thăm trực tràng thấy nhầy máu theo găng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khi thăm trực tràng, có thể sờ thấy đầu khối lồng nếu lồng ruột xuống thấp, tới tận bóng trực tràng.

Trần Thị Hải Yến

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...