Nguyên nhân gây nên đau khớp ở tuổi dậy thì

Thứ Hai, 31/10/2022 02:11 PM (GMT+7)

Đau xương khớp ở tuổi dậy thì còn được gọi là đau tăng trưởng. Đây là hiện tượng phát triển hoàn toàn bình thường, phổ biến ở trẻ em 8 – 12 tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chứng đau xương khớp ở tuổi dậy thì có thể là liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây nên đau khớp ở tuổi dậy thì

Bước vào tuổi dậy thì cũng là lúc cơ thể bắt đầu phát triển các đặc tính sinh dục. Với trẻ gái, quá trình này thường rơi vào độ tuổi khoảng từ 8 - 13, còn với trẻ trai sẽ khoảng từ 9 - 14 tuổi. Khi đến thời kỳ này, thể chất trẻ sẽ tăng trưởng rất nhanh và có thể nhận thấy bằng mắt thường. Vấn đề thường xuất hiện khi trẻ cao lớn nhanh nhưng tốc độ phát triển của cơ bắp không theo kịp. Chính yếu tố này khiến nhiều trẻ bị đau khớp tuổi dậy thì, nhưng cũng không mang tính chất quá nghiêm trọng.

dau-xuong-khop-o-tuoi-day-thi

Làm gì khi trẻ gặp chứng đau khớp tuổi dậy thì?

Trường hợp đau khớp tuổi dậy thì do ảnh hưởng của sự phát triển sinh lý, triệu chứng đau ở mức nhẹ, không tiến triển kéo dài, trẻ có thể áp dụng một số phương pháp giúp giảm đau tại nhà như sau:

Dinh dưỡng: Chú ý bổ sung đầy đủ, cân bằng các thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của trẻ.

Nghỉ ngơi: Trẻ cần dành thời gian nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh khi bị đau như chạy, đi bộ xa, leo trèo,...

Tránh mang giày cao: Trẻ không nên mang giày có độn gót nếu vị trí đau ở chân.

Chườm giảm đau: Chườm nóng, chườm lạnh hoặc kết hợp cả hai, áp dụng xen kẽ. Duy trì chế độ vận động: Khuyến khích trẻ kiên trì tập thể dục, tối thiểu 30 phút/ ngày.

Phơi nắng: Cho trẻ phơi nắng vào lúc sáng sớm, tốt nhất là trước 8 giờ, khoảng 1 tiếng/ngày để cơ thể hấp thu vitamin D.

Giúp trẻ điều chỉnh tư thế nếu bắt gặp trẻ ngồi cong, vẹo, lưng gù, đi dáng chân vịt,...

Nếu cơn đau trở nên dữ dội, không thuyên giảm sau nhiều tuần. Bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để được bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp. Không nên tự mua thuốc cho trẻ để tránh những tác dụng không mong muốn.

Với trẻ được thăm khám và chẩn đoán mắc bệnh lý, để đảm bảo điều trị đau khớp hiệu quả, phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trong việc chăm sóc và tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị cho trẻ. Không nên tự ý bổ sung thuốc hay ngừng thuốc trước thời gian sử dụng. Ngoài ra, trẻ sẽ được hướng dẫn chế độ ăn uống và các bài tập trị liệu giúp phục hồi chức năng vận động.

Nguyễn Liên

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....