Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì

Thứ Hai, 26/12/2022 02:14 AM (GMT+7)

Kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì là hiện tượng khá thường gặp. Vậy nguyên nhân gây và những lưu ý khi gặp phải hiện tượng này ra sao?

1. Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít khi bước vào tuổi dậy thì

Chế độ sinh hoạt, ăn uống

Do thường xuyên căng thẳng, tâm lý lo lắng, mệt mỏ, chế độ ăn uống thất thường, thiếu hụt một số loại vitamin cần thiết liên quan đến sự hoạt động của cơ quan sinh dục nữ cũng làm cho kinh nguyệt ra ít.

Do chức năng của cơ quan sinh dục chưa hoàn thiện

Khi bước vào tuổi dậy thì, các bộ phận thuộc cơ quan sinh sản vẫn đang phát triển và hoàn toàn hoàn thiện, vì vậy có thể gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.

20200516_mau-kinh-ra-it-02

Rối loạn trục tuyến dưới đồi và tuyến yên

Đây là hai vùng có khả năng chi phối sự phát triển của buồng trứng – nơi tiết ra estrogen và progestrogen. Vì vậy, khi 2 vùng này bị rối loạn có thể khiến cho cấu tạo của niêm mạc tử cung thay đổi, gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì hoặc rối loạn kinh nguyệt.

- Do nữ giới mắc các bệnh lý về buồng trứng: Thường gặp nhất là hội chứng đa nang buồng trứng.

- Do màng tử cung bong ra bất thường, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung…

2. Những chú ý khi kinh nguyệt ra ít 

Khi mới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì và thấy xuất hiện kinh nguyệt, các bạn gái cần chú ý hơn trong việc chăm sóc cơ thể, vùng kín. Đặc biệt, cần thực hiện tốt những điều sau:

- Có chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đủ chất, khoa học, hợp lý.

- Uống nhiều nước. Mỗi ngày cần uống ít nhất 1.5 – 2l nước. Hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

kham-165396950142572604916

- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn. Tránh để căng thẳng, stress, mệt mỏi kéo dài.

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách. Không thụt rửa sâu vào trong vùng kín.

- Giữ vùng kín luôn khô thoáng. Lau khô vùng kín sau khi tắm rửa rồi mới mặc đồ.

- Thay quần lót 1- 2 lần/ ngày. Chọn quần lót đúng kích cỡ,

- Trong ngày nguyệt san, cần thay băng vệ sinh 4 – 6 tiếng/ lần. Không lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày.

Ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường về vùng kín, đặc biệt là kinh nguyệt ra ít kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường như đau bụng dữ dội, mệt mỏi… cần nhanh chóng tới bệnh viện để tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân, từ đó có hướng xử trí phù hợp.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....