Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả bệnh đau dạ dày ở trẻ

Thứ Sáu, 28/09/2018 09:52 AM (GMT+7)

Nhiều người thường nghĩ dày chứng bệnh đau dạ dày chỉ thường gặp ở người lớn. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều trẻ em dễ mắc bệnh đau dạ dày. Chuyên đề hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về bệnh đau dạ dày ở trẻ em và cách chữa trị. Mời bạn đọc quan tâm tham khảo.

1. Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh dạ dày tấn công, nguyên nhân chính là:

– Sức đề kháng của các em còn kém nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Một trong những loại vi khuẩn gây bệnh dạ dày rất phổ biến là vi khuẩn HP. Nguy hiểm hơn là loại vi khuẩn này đã được nghiên cứu cho thấy có khả năng lây lan từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.

– Chế độ ăn uống không khoa học. Nhiều bậc phụ huynh với suy nghĩ ép con ăn nhiều để mau lớn. Tuy nhiên việc bị ép ăn không tốt cho hệ tiêu hóa tiêu thụ thức ăn và đồng thời tạo nên áp lực cho dạ dày gây ra chứng đau dạ dày. Bên cạnh đó trẻ thích các loại thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, gia vị, chất phụ gia…thì lâu ngày sẽ tích tụ một lượng lớn chất độc hại và gây đau dạ dày. Ăn uống thất thường, ăn không đúng bữa, bỏ bữa…ở trẻ do ham chơi cũng là một nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ.

– Yếu tố di truyền cũng là một yếu tố gây nên bệnh dạ dày ở trẻ. Nếu trong gia đình có ba hoặc mẹ bị bệnh đau dạ dày thì trẻ cũng có nguy cơ bị đau dạ dày cao hơn so. Hoặc có trẻ còn có khả năng bị đau dạ dày bẩm sinh.

– Dùng thuốc, khi trẻ bị ốm sẽ được cha mẹ cho dùng thuốc. Nếu quá trình này kéo dài liên tục thì khả năng thuốc sẽ làm dạ dày trẻ bị tổn thương dẫn đến đau dạ dày.

– Căng thẳng. Trẻ em khi bị căng thẳng đầu óc do học hành, áp lực thi cử, mong muốn và áp đặt của cha mẹ. Nếu tình trạng này kéo dài thì lượng axit dạ dày tăng nhanh khiến cho dạ dày các em bị viêm loét.

2. Biểu hiện của bệnh đau dạ dày ở trẻ em

Vậy thì khi trẻ bị đau dạ dày sẽ có những biểu hiện nào?

– Biểu hiện, triệu chứng rõ nhất của bệnh đau dạ dày ở trẻ em là đau bụng. Cơn đau sẽ bắt đầu lâm râm, âm ỉ, rồi tăng dần lên thậm chí là những cơn đau sẽ dữ dội, có cảm giác bỏng rát. Cơn đau bụng có thể xuất hiện trước hoặc sau khi ăn, ban ngày hoặc ban đêm.

– Khó tiêu, trẻ sẽ thường xuyên cảm thấy khó tiêu, ợ hơi và dẫn đến chán ăn, ăn kém, chậm tăng cân, người mệt mỏi.

– Nôn ói: khi bị đau dạ dày trẻ sẽ có biểu hiện nôn, ói và hay nôn ói so với bình thường.

– Thiếu máu: những trẻ bị bệnh đau dạ dày có khả năng bị thiếu máu do dạ dày bị xuất huyết. Trẻ có thể phải nhập viện cấp cứu ngay lập tức nếu xuất huyết dạ dày ồ ạt.

3. Cách xử trí bệnh đau dạ dày ở trẻ em

Ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày ở trẻ em thì cha mẹ cần làm gì?

Lời khuyên tốt nhất của các chuyên gia dành cho các bậc cha mẹ chính là hãy đưa trẻ đến bệnh viện, các cơ sở y tế để được chẩn đoán tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân của bệnh. Khi tìm ra được nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày thì trẻ sẽ được bác sĩ điều trị đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất, cho hiệu quả nhanh nhất.

Nếu bệnh tình của trẻ mới ở giai đoạn đầu thì cha mẹ trẻ có thể cân nhắc xem nên điều trị cho trẻ theo hướng nào? Dùng tây y hay đông y. Bởi vì mỗi phương pháp điều trị sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

Cha mẹ trẻ cần nhớ rằng dù lựa chọn phương pháp điều trị nào cho trẻ thì cũng cần tuân thủ đúng theo chỉ định của người điều trị về việc dùng thuốc, tái khám đúng hẹn, không tùy ý đổi thuốc, ngưng thuốc hoặc dùng thuốc khác mà không có sự chỉ định.

Bên cạnh đó các bậc phụ huynh nên kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, học tập của trẻ một cách khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày tốt nhất ở trẻ.

Trên đây chính là những thông tin cơ bản về bệnh đau dạ dày ở trẻ em mà các bậc cha mẹ nên trang bị cho mình.

Hạnh Lê

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....