Nguyên nhân và cách điều trị bệnh quáng gà ở tuổi học trò

Thứ Tư, 05/10/2022 08:47 AM (GMT+7)

Quáng gà là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ và lứa tuổi học trò. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó mang lại cho người mắc cảm giác sợ hãi.

Quáng gà là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ và lứa tuổi học trò. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm chết người nhưng nó mang lại cho người mắc một cảm giác sợ hãi mỗi khi hoàng hôn buông xuống.

Trong bóng tối, người bị quáng gà rất khó hoạt động và di chuyển bởi vì hai mắt lúc này giống như đang bị... bịt lại. Họ không thể nhìn thấy rõ sự vật xung quanh như lúc trời sáng.

20220908_quang-ga-la-gi-3

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh quáng gà ở trẻ nhỏ và lứa tuổi học trò chủ yếu là do thiếu vitamine A. Ngày xưa, bệnh quáng gà khá phổ biến do đời sống khó khăn, dinh dưỡng thiếu chất.

Sự thiếu vitamine A ngoài thiếu hụt từ nguồn cung cấp, còn do sự hấp thu kém vì chế độ ăn thiếu dầu mỡ vì vitamine A tan trong dầu mỡ. Ngoài ra, cũng có thể do mắc các bệnh lý ở đường tiêu hóa như rối loạn hấp thu của ruột khi bị tiêu chảy kéo dài, teo đường dẫn mật hay hội chứng kém hấp thu...

Xác định thiếu vitamine A bằng cách định lượng vitamine A trong máu, người mắc bệnh quáng gà thường giảm

khi-hoc-tro-bi-quang-ga-2-7257

Có những người tuy không thiếu vitamine A nhưng cũng gặp khó khăn khi nhìn trong bóng đêm. Đó là do hiện tượng kém thích nghi khi thay đổi môi trường sáng và tối đột ngột. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường có thể gặp ở khá nhiều người. Hai mắt sẽ có sự điều tiết thích nghi trong bóng tối với một khoảng thời gian nhất định. Trong trường hợp này, chớ quá lo lắng, cũng không vội kết luận là mắc bệnh quáng gà.

Hướng điều trị và phòng bệnh

Các cô cậu học trò mắc bệnh quáng gà do thiếu vitamine A thì cho uống bổ sung ngay vitamine A với liều lượng như sau:

- Ngày thứ nhất: Uống 200.000 UI (200.000đơn vị quốc tế).

- Ngày thứ hai: Uống tiếp 200.000 UI.

Các trường hợp thiếu vitamine A nghiêm trọng gây khô giác mạc thì phải dùng Retinal Palmitate để tiêm. Trẻ nhỏ, nếu nghi mắc bệnh quáng gà cần đưa khám chuyên khoa nhi để được các bác sĩ tư vấn chăm sóc và dùng thuốc với liều lượng thích hợp.

kma

Người mắc bệnh quáng gà cần phải xem lại chế độ ăn có bị làm cho thiếu hụt vitamine A hay không? Cần ăn nhiều trứng, gan cá hay động vật các loại, gấc, rau củ có màu đỏ như xoài, cà rốt, cà chua, rau dền... Trong các loại thức ăn này có chứa rất nhiều tiền chất của vitamine A.

Trẻ nhỏ cần được bú mẹ, nếu nuôi bằng các loại bột và sữa không phải là sữa mẹ thì cần bổ sung thêm dầu cá hoặc rau củ có màu để khi trẻ lớn đến độ tuổi đi học không bị thiếu vitamine A mà mắc bệnh quáng gà.

Hiện nay phòng chống thiếu vitamine A gây ra chứng quáng gà, khô mắt dẫn đến mù lòa là một trong những chiến dịch trọng điểm thuộc Chương trình Y tế Quốc gia. Hằng năm, trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 5 tuổi đều được uống bổ sung 2 đợt vitamine A vào dịp Quốc tế thiếu nhi (1/6) và đợt hai vào cuối tháng 12. Đây là chương trình được thực hiện miễn phí trên toàn quốc từ hơn một thập niên qua. Liều dùng được thực hiện trong chiến dịch như sau:

- Trẻ từ 6 đến < 12 tháng tuổi: Uống 100.000 UI vitamine A (1 viên).

- Trẻ từ 12 đến 60 tháng: Uống 200.000 UI vitamine A (2 viên).

Ngoài ra, các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi cũng được uống 2 viên vitamine A (tương đương 200.000 UI) để bổ sung vitamine A cho trẻ qua sữa.

t38-1-large-1508374909

Lưu ý rất quan trọng: Vitamine A tích lũy lại trong cơ thể khi được đưa vào, chứ không thải bớt ra khi vượt quá nhu cầu của cơ thể như các loại vitamine khác. Do vậy sẽ có sự tồn đọng vitamine A trong cơ thể. Khi sự tồn đọng này đến một mức nào đó sẽ gây ra tai vạ.

Các dấu hiệu điển hình của thừa vitamine A là cảm giác khó chịu, buồn nôn, ngứa ngáy và rụng tóc. Do vậy việc sử dụng vitamine A cho dù để chữa bệnh quáng gà cũng cần có ý kiến của các thầy thuốc chuyên khoa về mắt và không được dùng quá liều chỉ định. Bởi bất cứ sự lạm dụng nào cũng đều mang lại rủi ro.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....