Nguyên nhân và triệu chứng của suy giảm nội tiết tố nữ

Chủ Nhật, 16/10/2022 01:25 PM (GMT+7)

Nội tiết tố nữ là hormone quan trọng của cơ thể được tiết ra chủ yếu ở buồng trứng. Nhưng vì một lý do nào đó khiến cơ thể sản xuất không đủ gây tình trạng suy giảm nội tiết tố nữ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể người phụ nữ.

1. Nội tiết tố nữ – Thành phần quan trọng giúp chị em gìn giữ sức khỏe, thanh xuân

Nội tiết tố nữ hay còn gọi là Estrogen – là một hormon của cơ thể được tổng hợp gồm 3 chất estron, estradiol và estriol. Đây là thành phần có tác động lớn đến giới tính, sắc đẹp và sự mềm mại của cơ thể chị em. Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học, nội tiết đóng vai trò quan trọng giúp:

- Hình thành đường cong cơ thể, làn da tươi sáng, tóc khỏe mạnh.

- Tác động đến sự hình thành chu kỳ kinh nguyệt, kích thích rụng trứng.

- Tạo ham muốn tình dục ở phụ nữ, tăng hưng phấn, tiết dịch nhầy làm ẩm âm đạo giúp sinh hoạt dễ dàng.

- Cân bằng pH âm đạo, hạn chế viêm nhiễm phụ khoa.

- Giảm stress căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, bảo vệ tim mạch và các bệnh liên quan đến huyết áp,…

- Tổng hợp canxi giúp cải thiện tình trạng xương, chống hiện tượng tiêu xương…

2. Vì sao cơ thể lại bị suy giảm nội tiết tố nữ?

Nội tiết tố nữ được tiết ra chủ yếu từ buồng trứng và một phần tuyến thượng thận, tuyến yên. Chính vì vậy có thể nói nguyên nhân khiến cơ thể bị suy giảm nội tiết tố nữ hàng đầu đến từ nơi sản xuất ra nội tiết.

Theo thời gian, cơ thể dần bị lão hóa, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu bị suy giảm chức năng. Từ 35 tuổi buồng trứng bắt đầu suy giảm khiến việc sản xuất nội tiết tố nữ bị giảm sút. Vì vậy, tuổi càng tăng thì mức độ thiếu hụt nội tiết tố nữ càng cao.

noi-tiet-to-nu

Ngoài ra lý do khiến cơ thể bị thiếu nội tiết tố nữ còn xuất phát từ các bệnh lý như: điều trị tia xạ buồng trứng, bị cắt buồng trứng… Tình trạng này cũng gặp ở phụ nữ sau sinh đang cho con bú, giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.

3. Dấu hiệu suy giảm estrogen (nội tiết tố nữ)

Có khá nhiều dấu hiệu thiếu estrogen nhưng có thể điểm qua một số dấu hiệu chính dễ nhận biết nhất như:

Cơ quan sinh sản và sinh dục

Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen sẽ biểu hiện rõ rệt nhất ở cơ quan sinh sản và sinh dục. 

- Cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung, âm đạo sẽ dần bị teo lại.

- Cơ quan sinh dục: Giảm khả năng tiết dịch nhờn ở âm đạo khiến âm đạo bị khô, đau rát thậm chí là chảy máu khi quan hệ, suy giảm ham muốn, lãnh cảm, khó đạt khoái cảm khi quan hệ.

- Chu kỳ kinh nguyệt cũng thay đổi, chị em sẽ bị rối loạn kinh nguyệt có thể gặp kinh mau, kinh thưa, rong kinh thậm chí mất kinh.

thieu-hut-tiet-to-nu-16681561489651512497100

Ngoại hình

Khi cơ thể bị thiếu hụt nội tiết tố nữ sẽ dẫn đến giảm tổ chức mỡ dưới da, khiến da trở nên khô hơn, chảy xệ, xuất hiện các nếp chân chim. Bên cạnh đó làn da cũng xuất hiện nhiều nám, sạm, tàn nhang, đồi mồi ngày càng nhiều. 

Cũng do giảm tổ chức mỡ dưới da và mô đệm nên vòng một của chị em không còn săn chắc nữa, đây cũng là lý do vì sao vòng 1 của chị em đang bưởi chuyền thành mướp, mỡ tập trung ở vùng đùi và bụng biến vòng eo chữ S thành vòng eo bánh mỳ. 

Các tuyến mồ hôi và bã nhờn cũng chịu ảnh hưởng giảm chức năng hoạt động nên chị em sẽ gặp phải tình trạng tóc khô giòn, không còn bóng mượt, bị xơ và dễ gãy, bạc nhiều.

Ảnh hướng đến tâm thần kinh

Ngoài ảnh hưởng đến ngoại hình, khả năng sinh lý thì thiếu nội tiết tố nữ còn ảnh hưởng đến tâm thần kinh gây cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, tình trạng nhớ nhớ quên quên, giảm độ tập trung, không kiềm chế được cảm xúc thường xuyên cáu gắt, giận dỗi. Một số dấu hiệu tiền đình cũng có thể gặp phải như thường xuyên nhức đầu chóng mặt có cảm giác như bị say tàu xe.

Các cơn bốc hỏa

Quanh giai đoạn tiền mãn kinh, nội tiết tố nữ suy giảm mạnh gây nên hiện tượng thiếu nội tiết tố nữ ở mức độ nặng. Chính vì vậy chị em giai đoạn này thường xuyên gặp phải những cơn bốc hỏa – là hiện tượng nóng bừng ở phần trên của cơ thể, sau đó lan lên cổ, lên mặt, hiện tượng đổ mồ hôi đêm, lúc nóng lúc lạnh, tiểu đêm, mất ngủ, khi thức dậy khó đi vào lại giấc ngủ được.

Ngoài ra khi cơ thể bị thiếu nội tiết tố còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng nguy cơ huyết khối, dễ bị loãng xương, xốp xương nên dễ bị đau mỏi các khớp cột sống thắt lưng, gia tăng viêm nhiễm đường tiết niệu, dễ bị són tiểu….

3. Cách khắc phục hiệu quả tình trạng suy giảm nội tiết tố nữ

Nội tiết tố nữ cân bằng sẽ đem đến những ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tổng thể và các vấn đề như ngứa ngáy, khô da, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng,… Để cân bằng nội tiết tố nữ, chị em hãy tham khảo và áp dụng những cách bên dưới đây:

Ăn đủ chất đạm trong mỗi bữa để cân bằng nội tiết tố nữ

Nạp vào cơ thể hàm lượng protein đầy đủ là rất quan trọng. Trong chế độ dinh dưỡng, protein giúp cung cấp các loại axit amin thiết yếu mà cơ thể con người không thể tự tạo ra và cần phải được tiêu thụ mỗi ngày để duy trì sức khỏe của xương, cơ, da.

Bên cạnh đó, protein còn ảnh hưởng tới việc giải phóng những loại hormone kiểm soát sự thèm ăn và số lượng thức ăn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn đủ chất đạm sẽ làm giảm hàm lượng của hormone đói Ghrelin và kích thích sản xuất những hormone giúp bạn cảm thấy no, bao gồm GLP-1 và PYY. Để cân bằng nội tiết tố nữ, các chuyên gia khuyến cáo chị em nên tiêu thụ ít nhất 20 – 30gr protein mỗi ngày.

Tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

Hoạt động thể chất sẽ tác động mạnh mẽ tới sức khỏe nội tiết tố nữ và tăng độ nhạy cảm của Insulin, cũng như mức đường huyết. Insulin là một loại hormone cho phép các tế bào lấy axit amin và đường từ máu, sau đó được dùng để tạo ra năng lượng, cũng như duy trì cơ bắp. Một số hoạt động thể chất giúp thúc đẩy và gia tăng độ nhạy của Insulin là đi bộ, tập thể dục nhịp điệu, chạy bộ,…

Học cách quản lý căng thẳng và stress

Stress và căng thẳng kéo dài có thể gây ra tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nữ, khiến hàm lượng hormone Progesterone trong cơ thể chị em giảm mạnh, còn Estrogen lại tăng lên. Tình trạng này sẽ khiến nội tiết tố nữ bị suy giảm, nguy hiểm hơn là rối loạn tuyến yên, buồng trứng và trục não bộ. Lúc này, nữ giới hãy học cách phát triển các kỹ năng để quản lý và kiểm soát căng thẳng như sau:

– Thư giãn bằng thiền định và tập trung hít thở, cũng như cảm nhận cơ thể,…

– Thực hành lối sống lành mạnh như hoạt động thể thao, ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi và tự chăm sóc bản thân.

– Coi căng thẳng và stress như điều tích cực sẽ giúp các bạn trở nên can đảm hơn, cũng như tin tưởng vào bản thân mình hơn.

– Mở rộng mối quan hệ xã hội và làm bạn với những người có chung sở thích để chia sẻ, cũng như giúp nhau trải qua khó khăn.

Bổ sung những loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh

Chất béo lành mạnh có trong những loại động vật và thực vật như quả, trứng, hạt vỏ cứng, dầu thực vật, quả bơ, các loại hạt, cá có dầu (cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu,…). Chất béo lành mạnh được chứng minh là có khả năng làm giảm tình trạng kháng Insulin ở người thừa cân, béo phì và những người mắc bệnh tiểu đường.

Chất béo sữa, chất béo không bão hòa đơn có trong dầu ô liu và những loại hạt có thể làm tăng độ nhạy cảm với Insulin ở những người mắc bệnh tiền tiểu đường, tiểu đường và gan nhiễm mỡ. Do đó, để lấp đầy nội tiết tố bị thiếu hụt, chị em nên tiêu thụ các loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh trong mỗi bữa ăn.

Bổ sung nội tiết tố nữ với thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

Nội tiết tố Estrogen thực vật dồi dào và phù hợp nhất với cơ địa của phụ nữ là mầm đậu nành. Trong mầm đậu nành chứa hoạt chất Isoflavone có cấu trúc phân tử khá giống với hormone nội tiết tố nữ Estrogen của cơ thể. Do đó, chị em dễ dàng hấp thu khi bị thiếu hụt và có thể tự đào thải khi dư thừa, giúp cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả. Vì vậy, đậu nành thường được nữ giới ưu tiên sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày.

Tuy nhiên, nếu chỉ bổ sung các chế phẩm của mầm đậu nành hoặc đậu nành ở dạng thô như giá đậu nành, hạt đậu nành, bột mầm đậu nành, bột đậu nành, sữa mầm đậu nành, sữa đậu nành, thì hàm lượng Estrogen thực vật khá ít và khó hấp thu. Do đó, các nhà sản xuất đã chiết xuất và cô đặc thành tinh chất mầm đậu nành có hàm lượng cao, cũng như dễ hấp thu hơn.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....