Nhà có người bị tai biến mạch máu não và những điều cần biết

Thứ Tư, 23/10/2019 09:23 AM (GMT+7)

Nếu bạn có một người thân đã bị tai biến mạch máu não, dưới đây là một số cách để giúp người thân của bạn và các thành viên khác trong gia đình điều chỉnh nếp sống:

tai-bien

Nếu bạn có một người thân đã bị tai biến mạch máu não, bạn có thể sẽ quan ngại về những ảnh hưởng của bệnh đến lối sống của gia đình bạn. Bạn có thể lo lắng về tài chính cũng như những thay đổi về vai trò và trách nhiệm gia đình.

Dưới đây là một số cách để giúp người thân của bạn và các thành viên khác trong gia đình điều chỉnh nếp sống:

Nhận thức được rằng sau một cơn tai biến mạch máu não, người thân của bạn sẽ dễ có những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ. Nhưng hãy nhớ rằng đây chỉ là một hậu quả của bệnh. Hãy cố gắng không trở nên quá khó chịu với người bệnh.

Đừng xa lánh người thân của bạn đã bị tai biến mạch máu não. Sự liên kết cũng như hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình là rất quan trọng đối với sự khôi phục của họ.

Tham gia một nhóm hỗ trợ địa phương. Các nhóm này là nơi mà các vấn đề có thể được thảo luận trong một môi trường hỗ trợ và bạn sẽ có cơ hội để gặp gỡ những người cũng đang phải đối mặt với các vấn đề tương tự. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về các nhóm hỗ trợ trong khu vực của bạn.

Đừng quên chăm sóc chính bản thân bạn. Bạn phải nhớ giữ gìn sức khỏe đủ tốt thì mới có thể chăm sóc cho người thân yêu mắc đột quỵ.

Bạn là một phần quan trọng của việc phục hồi sau tai biến mạch máu não của thành viên gia đình bạn.

 Hỗ trợ và khích lệ người thân trong những quyết định về việc tham gia chương trình phục hồi chức năng (PHCN).

Thăm và nói chuyện với họ thường xuyên.

Tham gia vào các chương trình giáo dục, và tham dự một số phiên phục hồi chức năng.

Giúp họ thực hành các kỹ năng mà họ đang học.

Làm việc với các nhân viên chương trình để chọn các hoạt động phù hợp và những điều cần làm sau khi họ trở về nhà.

Tìm hiểu những gì người đó có thể làm một cách độc lập và những gì họ cần được giúp đỡ. Tránh làm thay những việc mà họ có thể tự thực hiện được.

Chăm sóc người bệnh tại nhà

Khi người bệnh đã qua giai đoạn nguy hiểm thì chặng đường điều trị tiếp theo đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì từ cả phía người nhà và người bệnh. Trong quá trình tập luyện hồi phục thì những người thân trong gia đình cần luôn bên cạnh động viên tinh thần cho người bệnh và lưu ý một vài điều trong cách chăm sóc người bệnh tai biến dưới đây:

 Lưu ý chế độ luyện tập, nghỉ ngơi

Việc vận động để phục hồi chức năng cần được tiến hành sớm, phù hợp với từng giai đoạn: Cường độ luyện tập có thể tăng dần tùy vào sự tiến triển thể trạng của người bệnh. Tuy thuộc vào các từng loại di chung sau tai bien mà có kế hoạch tập luyện và chăm sóc hằng ngày cho người bệnh.

Người bệnh nên nghỉ ngơi điều độ, đúng giờ, không nên nằm nhiều nên vận động nhẹ nhàng với các bài tập khoảng 20 -30 phút vào buổi sáng và buổi chiều tối mỗi ngày. Việc vận động mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng bị bệnh, đồng thời hạn chế các nguyên nhân như rối loạn lipid máu, béo phì, cao huyết áp,... làm giảm nguy cơ bệnh tai biến mạch máu não bị tái phát lần 2.

 Tập các bài tập vật lý trị liệu tại nhà

Cần sớm áp dụng các bài tập vận động, đặc biệt chú ý đến các bộ phận: khuỷu, vai, háng và mắt cá. Việc áp dùng các bài vận tập vận động sẽ giúp tăng chức năng của các chi và đánh giá được sự tàn phế.

Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não tại nhà

Tập các bài tập vật lý trị liệu tại nhà cho người bệnh tai biến

Người nhà cần giúp đỡ bệnh nhân tập đứng, dần chuyển sang xe lăn, đi bộ và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: mặc quần áo, cởi quần áo, ăn, đánh răng, rửa mặt, tắm rửa nếu trong khả năng của người bệnh, tránh các hoạt động gắng sức, quá khả năng của người bệnh.

Để giảm thiểu cơ cứng nên kết hợp luyện tập với xoa bóp và châm cứu. Với bệnh nhân mất thăng bằng nên thường xuyên đứng, đi lại giữa hai thanh xà song song.

Nếu bệnh nhân liệt nhẹ chi dưới sẽ thích hợp với phương pháp: tay vịn dọc theo cạnh giường, theo tường để có thể dần độc lập, tự phục vụ bản thân.

 Trong trường hợp người bệnh phải điều trị ngôn ngữ

Ban đầu, việc hỗ trợ bệnh nhân phục hồi ngôn ngữ giống như trẻ tập nói. Tập cho bệnh nhân nhận biết các ký hiệu, dạy các bài hát đơn giản sau đó tăng dần độ khó. Phát triển từ âm tiết đơn giản cho đến các câu nói hàng ngày để bệnh nhân dần có thể nói chuyện với người khác.

Có thể cho bệnh nhân sử dụng các sách, báo quen thuộc, đơn giản để nhận biết mặt chữ rồi tập đọc chậm từng chữ một. Khi bệnh nhân đạt được thành tích cần phải tích cực cổ vũ, khuyến khích.

Việc phục hồi ngôn ngữ có thể tiến hành tại nhà, dưới sự giúp đỡ của người thân sẽ dễ đạt được sự phối hợp hài hòa, giảm tâm lý nặng nề cho người bệnh

 Chú ý đến tâm lý của người bệnh

Trong giai đoạn luyện tập này người nhà cũng hết sức quan tâm đến tâm lý người bệnh, thường xuyên động viên, khuyến khích để người bệnh dần độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Thường xuyên động viên, khuyến khích để người bệnh mau chóng phục hồi

Không gian giường ngủ cho người bệnh cũng cần đảm đảo sự thoáng mát. Với những người bị liệt sau thì nên đặt người bệnh nằm sao cho bên liệt hướng ra ngoài để được tiếp xúc nhiều nhất với các tác động từ môi trường.

Sau tai biến mạch máu não nhiều người đã rơi vào trầm cảm chính bởi sự khủng hoảng về tâm lý, mặc cảm, dễ tự ái, xu hướng muốn được phục vụ... Vì vậy để người tai biến có thể vượt qua được tâm lý chán nản, tiêu cực, u uất thì những người thân trong gia đình và mọi người xung quanh nên thường xuyên động viên, tạo môi trường thoải mái cho người bệnh. Nếu tình trạng nghiêm trọng cần đưa bệnh nhân tới khoa thần kinh của bệnh viện để tiến hành điều trị.

 Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt

Xây dựng chế độ dinh dưỡng để chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não tốt nhất. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo sự cân bằng giữa các chất protein, chất béo và cacbonhydrate, hạn chế ăn măn và sử dụng ít muối trong khi chế biến món ăn cho người bệnh.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị tai biến mạch máu não

Với những người bệnh tai biến mạch máu não mắc di chứng trong rối loạn nuốt thì cần ăn những loại thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa, và có thể chia ra thành nhiều bữa ăn trong ngày,... hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và mỡ động vật, tránh các chất đường bột, giảm lượng calo nạp vào cơ thể. 

+/ Trong giai điều trị cấp tính: Lúc này chế độ ăn của người bệnh phải hoàn toàn theo sự kiểm soát của bác sỹ, bệnh nhân thường chỉ được ăn đồ ăn lỏng, kiêng thức ăn mặn.

+/ Thời kỳ phục hồi sức khỏe: Chế độ ăn của người bệnh lúc này do người nhà kiểm soát, đảm bảo cho người bệnh hấp thụ đủ lượng protein, vitamin cần thiết, chất xơ thực vật, tránh để người bệnh bị táo bón.

Lưu ý: Một số nhóm thực vật có tác dụng hỗ trợ phục hồi sức khỏe đối với người bệnh tai biến nhưng không thể thay thế được các dược liệu, vì vậy người bệnh vẫn phải kiên trì dùng thuốc.

Vấn đề tiểu tiện cho bệnh nhân cũng cần lưu ý, nắm bắt được giờ tiểu tiện, đại tiện của bệnh nhân. Đôi khi cần huấn luyện theo giờ giấc giống như huấn luyện cho trẻ đại tiện. Phải kiên nhân, động viên người bệnh.

 Thay đổi thiết kế phù hợp với sinh hoạt của người tai biến

Để người bệnh có thể tự vận động, sinh hoạt cần chú ý: lối đi lại không nên có bậc, lối cửa ra vào phải đủ rộng, bồn rửa mặt, nơi vào vệ sinh cần thuận tiện cho người khuyết tật sinh hoạt, tự chăm sóc bản thân.

Trong phòng tắm có thể để một chiếc ghế tựa đặt gần vòi nước giúp người khuyết tật dễ dàng sử dụng. Buộc bông tắm vào que dài để người bệnh tự cọ phần bên bị liệt. Nên trải thảm chống trơn trượt ở trong nhà tắm, nhà vệ sinh để người bệnh ko bị trượt ngã.

Nếu khu vệ sinh không tiện cho người bệnh thì nên sử dụng ghế tựa có đục lỗ ở giữa và đặt bô phía dưới gầm ghế để người bệnh tiện đi vệ sinh hơn.

Lưu ý chung: Việc hồi phục sức khỏe với người bệnh tai biến là việc làm dần dần, cần có thời gian, thực hiện tuần tự, tránh hấp tấp, cầu thành quả, nên giúp đỡ người bệnh luyện tập tích cực trong khả năng.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...