Nhật Bản và Hàn Quốc đau đầu vì xu hướng giảm tỷ lệ sinh

Thứ Ba, 30/08/2022 11:28 AM (GMT+7)

Tỷ lệ sinh đã tăng ở 80% các quốc gia phát triển lớn trong năm ngoái nhưng lại giảm ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhiều chuyên gia đổ lỗi cho việc tỷ lệ sinh giảm liên tục của hai nước này là do thiếu bình đẳng giới trong việc chia sẻ công việc nhà và nghĩa vụ làm cha mẹ

Vào năm 2021, tổng tỷ suất sinh - số trẻ em trung bình được sinh ra trên mỗi phụ nữ trong suốt cuộc đời - đã tăng tại 19/23 quốc gia OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), theo nghiên cứu của Nikkei. Nhiều thành viên của OECD đã thực sự thành công thay đổi được xu hướng giảm tỷ lệ sinh trong 10 năm qua.

Sự gia tăng tỷ lệ sinh đặc biệt đáng chú ý ở các nước Bắc Âu, nơi nhiều cặp vợ chồng đã học cách chia sẻ gánh nặng chăm sóc con cái.

Nhưng tình hình hoàn toàn khác ở Nhật Bản và Hàn Quốc

Nhat Ban HQ giam muv sinh 2

Một phụ nữ khoảng 30 tuổi sống ở tỉnh Saitama, phía bắc Tokyo, đã nghĩ đến việc sinh con thứ hai sau khi cả cô và chồng bắt đầu làm việc ở nhà thường xuyên hơn do đại dịch. Nhưng cô đã từ bỏ ý định sau khi nhận thấy anh không giúp gì trong việc nhà và công việc nhà của cô thực sự tăng lên sau khi anh bắt đầu dành nhiều thời gian hơn ở nhà.

Tỷ lệ sinh ở cả Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi có khoảng cách giới lớn, đã giảm 0,03 vào năm 2021. Hai quốc gia đang trên bờ vực dân số lao dốc này hiện tại ghi nhận tỷ lệ sinh ở mức 0,81 con ở Hàn Quốc và 1,30 con ở Nhật Bản. Cuộc khủng hoảng virus corona có thể đã làm suy yếu hơn nữa mong muốn có con của phụ nữ ở những quốc gia này, nơi phụ nữ làm công việc gia đình và chăm sóc con cái nhiều hơn nam giới từ bốn đến năm lần.

Ngoài chênh lệch giới tính, chênh lệch thu nhập cũng góp phần hạn chế tỷ lệ sinh. Trước năm 2000, đàn ông Nhật Bản ở độ tuổi 40 có số con trung bình gần bằng nhau, bất kể mức thu nhập của họ là bao nhiêu. Nhưưng hiện nay những người ở nhóm thu nhập cao hơn có số con nhiều hơn gấp đôi so với những người ở nhóm thu nhập thấp hơn, theo một cuộc khảo sát của Đại học Tokyo.

Các gia đình thường không muốn có con nếu thu nhập hộ gia đình vẫn thấp. Và để tìm kiếm thêm nguồn thu, nhiều phụ nữ phải tìm kiếm công việc bên ngoài gia đình.

Để đảo ngược tỷ lệ sinh đang giảm, Nhật Bản và Hàn Quốc cần giải quyết không chỉ tình trạng thiếu cơ sở chăm sóc ban ngày cho trẻ em mà còn nhiều vấn đề ảnh hưởng đến phụ nữ, bao gồm khoảng cách giới và mức lương thấp.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...