Nhau tiền đạo và những điều cần lưu ý với mẹ bầu

Thứ Ba, 30/07/2019 10:19 AM (GMT+7)

Trường hợp nhau tiền đạo rất dễ gây tai biến sản khoa vì thai phụ có thể bị băng huyết thường xuyên với lượng máu ngày một tăng và trở nặng. Nó có thể khiến người mẹ choáng váng, mất sức và cần nhập viện để được truyền máu và theo dõi sức khỏe thường xuyên.

nhau-tien-dao

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung - Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) cho biết, thông thường, nhau thai bám ở vị trí đáy tử cung. Chính ở vị trí thuận lợi này, nhau thai sẽ đảm nhiệm vai trò cung cấp oxy và các dưỡng chất, sản xuất hormone thai kỳ để nuôi dưỡng thai nhi, đồng thời ngăn không cho các vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho thai nhi. Vì vậy, những trường hợp nhau thai bám ở vị trí không thuận sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

Nhau tiền đạo là trường hợp bánh nhau bám lan xuống phần dưới và đôi khi tới cổ tử cung, gây cản trở đường ra của thai nhi khi chuyển dạ. Nhau tiền đạo thường được bác sĩ chia thành 4 tuýp chính, đó là:

Thứ nhất: Nhau bám thấp: bánh nhau bám lan xuống phần dưới của tử cung nhưng chưa tới cổ tử cung.

Thứ hai: Nhau bám mép: bờ của bánh nhau bám sát mép cổ tử cung.

Thứ ba: Nhau tiền đạo bán trung tâm: bánh nhau che lấp một phần cổ tử cung.

Thứ tư: Nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: Bánh nhau che lấp toàn bộ cổ tử cung.

Trường hợp nhau tiền đạo rất dễ gây tai biến sản khoa vì thai phụ có thể bị băng huyết thường xuyên với lượng máu ngày một tăng và trở nặng. Nó có thể khiến người mẹ choáng váng, mất sức và cần nhập viện để được truyền máu và theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Riêng về thai nhi, do bị cản trở về việc nhận dưỡng chất nên ngày càng suy yếu, thiếu dinh dưỡng và chậm phát triển. 

Ai có nguy cơ bị nhau tiền đạo?

Theo bác sĩ Trung, đến nay, y học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể mà chỉ có thể dựa vào các trường hợp sản phụ có nguy cơ bị nhau tiền đạo cao như: sản phụ trước đây đã bị nhau tiền đạo; tiền sử đã mổ tử cung để lấy thai; sản phụ có tiền sử mổ vì u xơ tử cung; chửa góc tử cung; mổ tạo hình tử cung; tiền sử nạo thai, nạo sẩy, hút điều hoà kinh nguyệt; đẻ có kiểm soát tử cung hay bóc nhau nhân tạo; bị viêm nhiễm tử cung; tiền sử đẻ nhiều lần...

Bác sĩ Trung cho biết, với những trường hợp bị nhau tiền đạo, bệnh nhân nên ở gần bệnh viện chuyên khoa nhất có thể để kịp thời vào viện khi cần thiết. Sản phụ thường được khuyến cáo mổ bắt thai khi thai được 36 tuần trở lên, phổi đã trưởng thành. Khi mổ lấy thai, bác sĩ phải lách qua bánh nhau để lấy thai nếu nhau tiền đạo bám mặt trước.

Bác sĩ Trung khuyến cáo, phụ nữ không nên sinh đẻ nhiều vì đây là một trong những nguyên nhân chính gây nhau tiền đạo, ngoài ra nên loại bỏ dần các yếu tố nguy cơ như mổ đẻ, nạo phá thai nhiều lần.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....