Nhiệt độ của mẹ bầu mới mang thai bao nhiêu là bình thường?

Thứ Năm, 22/12/2022 01:00 PM (GMT+7)

Nhiệt độ của người mới mang thai có nhiều thay đổi và thường cao hơn so với người bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp thân nhiệt mẹ bầu tăng quá cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Cùng tìm hiểu để khắc phục tình trạng này.

1. Nhiệt độ của người mới mang thai bao nhiêu là bình thường?

Nhiệt độ cơ thể của người trưởng thành sẽ thường giao động trong khoảng 36,1 - 37,2 độ C. Nhiệt độ của người mới mang thai sẽ thường cao hơn bình thường khoảng 0,5 độ. Tuy nhiên, thân nhiệt ở mỗi mẹ bầu sẽ có thể khác nhau và thường nằm trong khoảng 36,9 đến 37,2 độ C.

Ở bất cứ giai đoạn nào trong thời kỳ mang thai, thân nhiệt của chị em cũng có thể tăng. Tuy nhiên, trong giai đoạn 3 tháng đầu, thân nhiệt của chị em thường tăng nhẹ và đây cũng được coi là một trong những biểu hiện sớm của việc mang thai, xuất hiện trước biểu hiện chậm kinh. 

Như vậy, nếu nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ khi mang thai, nhất là trong giai đoạn đầu của thai kỳ, chị em không cần lo lắng quá. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên thường xuyên theo dõi nhiệt độ của cơ thể. 

2. Nhiệt độ người mới mang thai tăng cao có nguy hiểm không?

2.1. Một số nguyên nhân khiến thân nhiệt mẹ bầu tăng cao 

 - Do sự thay đổi nội tiết tố: Ngoài biểu hiện tăng thân nhiệt, chị em còn gặp phải một số triệu chứng khác như chậm kinh, mệt mỏi, đầu vú thâm quầng, đi tiểu nhiều hơn bình thường, đầy hơi và khó tiêu,...

 - Một số nguyên nhân khác: 

  + Để vận chuyển dinh dưỡng cũng như oxy cho bé, cơ thể của người mẹ cần nhiều máu hơn. Ở tuần thai thứ 34, lượng máu mà cơ thể mẹ bầu có thể tăng lên đến 50%. Khi các mạch máu giãn nở hơn, thân nhiệt sẽ tăng cao hơn bình thường. 

  + Khi lượng máu trong cơ thể tăng lên nghĩa là tim sẽ phải hoạt động mạnh hơn để bơm máu. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới tăng cường trao đổi chất, đồng thời thân nhiệt của cơ thể cũng tăng nhẹ. 

  + Nhiệt độ của cơ thể thai nhi cũng là một yếu tố khiến cho cơ thể mẹ bầu nóng hơn bình thường. Tuy nhiên, điều này thường diễn ra ở giai đoạn 3 tháng cuối. 

  + Bên cạnh đó, thân nhiệt của mẹ bầu cũng sẽ tăng cao hơn trong mùa hè. 

2.2. Thân nhiệt mẹ bầu tăng cao có nguy hiểm không?

 - Nếu nhiệt độ cơ thể trên 37,5 độ C: Mẹ bầu đã bị sốt. 

 - Nếu nhiệt độ trên 38 độ C: Nghĩa là mẹ bầu đã bị sốt cao và có thể gây ra một số vấn đề như sinh non, sảy thai, nhiễm khuẩn thai kỳ, dị tật thai nhi,... 

Do vậy, nếu thấy mẹ bầu sốt trên 38,5 độ C thì cần đưa mẹ bầu đi khám sớm.

me-bau-thuong

3. Nhiệt độ của người mới mang thai giảm có nguy hiểm không?

Nhiệt độ của người mới mang thai giảm khi ở mức dưới 36 độ có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nguy hiểm như sau: 

 - Thiếu máu: Nhiệt độ cơ thể của mẹ bầu giảm thấp rất có thể nguyên nhân là do tình trạng thiếu máu. Ngoài sự thay đổi về thân nhiệt, chị em còn có thể gặp phải một số triệu chứng như sau chóng mặt, mệt mỏi, đau nhức đầu,...

 - Nhiễm khuẩn huyết: Đây là tình trạng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến suy đa tạng và tỷ lệ tử vong cao. Khi cơ thể mẹ bầu bị nhiễm khuẩn huyết có thể gây ra một số triệu chứng như sau: Thân nhiệt tăng quá cao hoặc giảm xuống rất thấp, khó thở, nôn mửa hoặc thay đổi màu da,... Các trường hợp này cần được cấp cứu càng sớm càng tốt để hạn chế những biến chứng nguy hiểm. 

 - Viêm phổi: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng thân nhiệt giảm thấp. Bệnh gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Nếu được phát hiện sớm và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp, có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm. 

 - Sảy thai: Thân nhiệt của mẹ bầu đột ngột giảm còn có thể là dấu hiệu sảy thai, do đó chị em tuyệt đối không chủ quan. Nhất là khi nhiệt độ cơ thể giảm, kèm theo triệu chứng xuất huyết âm đạo bất thường. 

4. Một số mẹo nhỏ giúp mẹ bầu ổn định thân nhiệt

Để tránh tình trạng thân nhiệt tăng quá cao hoặc giảm quá thấp trong thời kỳ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau: 

 - Mẹ bầu không nên sinh hoạt và làm việc quá lâu ở nơi có nhiệt độ cao, chẳng hạn như nhà bếp,...

 - Nếu mang thai vào những tháng mùa hè, chị em cũng nên hạn chế ra ngoài vào những thời điểm nắng nóng để tránh tăng thân nhiệt và phòng tránh nguy cơ bị ốm.

Trong những ngày thời tiết quá nóng và oi bức, nên sử dụng điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, vào ban đêm nên điều chỉnh nhiệt độ ở mức vừa phải, không nên hạ nhiệt độ quá thấp: 

 - Mẹ bầu không nên tắm bằng nước quá nóng và không nên ngâm mình quá lâu trong bồn tắm nước nóng. Chỉ nên tắm bằng nước ấm và không tắm quá lâu. 

 - Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, trong những ngày nóng bức, chị em không nên tập thể dục, vận động quá nhiều ở trong phòng quá bí, nóng hoặc ở ngoài trời. 

 - Dùng ga trải giường có chất liệu thấm hút tốt. 

 - Lựa chọn những bộ đồ có chất liệu cotton, đảm bảo thấm hút tốt và mát mẻ. Mẹ bầu cũng nên lựa chọn những bộ đồ rộng rãi. 

 - Trong giai đoạn mang thai, chị em cũng nên uống nhiều nước để giữ ẩm cho cơ thể và mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của thai nhi. 

 - Mẹ bầu nên có thể sử dụng các loại trà thảo mộc để điều hòa nhiệt độ cơ thể. 

 - Lưu ý: Không nên ăn những món ăn cay nóng và tránh uống rượu bia, đồ uống có chứa nhiều caffeine như trà, cà phê… 

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....