Nhịp tim của người cao tuổi: Bao nhiêu là bình thường?

Thứ Hai, 20/02/2023 10:25 AM (GMT+7)

Nhịp tim của con người có thể thay đổi do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó tuổi tác là một trong những yếu tố quan trọng. Đối với những người lớn tuổi nhịp tim dễ thay đổi hơn ở những người trẻ.

Nhịp tim là gì?

Nhịp tim hay nhịp xoang chính là số lần tim đập trong 1 phút. Nhịp tim là một trong những chỉ số sống còn của cơ thể và ban đầu cho biết tình trạng sức khỏe tim mạch của một người.

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nhịp tim trung bình của người trưởng thành khỏe mạnh dao động trong khoảng từ 60 – 100 nhịp/ phút, được đo sau khi nghỉ ngơi ít nhất 15 phút. Với các vận động viên chuyên nghiệp, nhịp tim có thể duy trì ở 40 – 60 nhịp/ phút, bởi tim của họ đã được rèn luyện trong thời gian dài nên chỉ cần đập ít nhịp cũng đủ cung cấp máu đến các cơ quan.

Chỉ số nhịp tim của người bình thường có thể thay đổi khác nhau tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính… và đây là “thông số” quan trọng để đo lường sức khỏe, khả năng chịu đựng, thể lực của mỗi người.

Nhịp tim bình thường của người già

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nhịp tim bình thường của người già là từ 60 đến 80 nhịp/phút. Tuy nhiên, nhịp tim của người lớn tuổi khi nghỉ ngơi có thể sẽ khác so với nhịp tim khi họ vận động. Nhịp tim bình thường của người lớn tuổi nên được duy trì ở mức ổn định, không nên để quá cao hay quá thấp đều có thể dẫn đến nguy hiểm.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, người trên 50 tuổi có nhịp tim khi đang vận động (đi bộ, chạy bộ, tập thể dục) như sau:

nhip-tim-nguoi-gia- (1)

(*) bpm: nhịp mỗi phút

Những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim của người cao tuổi

Nhịp tim bình thường của người già có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:

- Yếu tố cảm xúc: Có thể nói yếu tố này ảnh hưởng khá nhiều với nhịp tim của người cao tuổi. Khi trải qua các trạng thái cảm xúc mạnh như vui buồn thất thường, căng thẳng hay lo lắng cực độ cũng sẽ khiến nhịp tim tăng.

- Sử dụng thuốc: Có một số loại thuốc có thể làm chậm nhịp tim hoặc mạch đập ở người cao tuổi. Điển hình là thuốc ngăn chặn adrenaline. Bên cạnh đó, nhịp tim cũng sẽ tăng nếu như dùng một lượng lớn thuốc điều trị suy tuyến giáp.

- Trạng thái của cơ thể: Mạch của người già thường không thay đổi quá nhiều khi nghỉ ngơi, ngồi hay đứng. Tuy nhiên, việc đột ngột đứng lên, hoặc ngồi xuống có thể khiến nhịp tim tăng lên một chút trong 15-20 giây đầu tiên. Sau một vài phút, nhịp tim sẽ trở lại bình thường.

- Nhiệt độ không khí: Khi nhiệt độ (độ ẩm) tăng cao, tim bơm máu kém hơn nên số lần tim đập phải tăng lên. Tuy nhiên, nhịp tim này sẽ không cao quá mức bình thường từ 5 – 10 nhịp/ phút.

- Bệnh lý: Một số bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim, rối loạn thần kinh tim, suy tim, bệnh động mạch vành, bệnh hở van tim… hoặc các bệnh ngoài tim như bệnh phổi tắc nghẽn, bệnh cường giáp là nguyên nhân khiến nhịp tim đập bất thường.

Hướng dẫn người cao tuổi cách đo nhịp tim 

Có nhiều cách khác nhau để đo nhịp tim của cơ thể, tiện lợi nhất là sử dụng những thiết bị đo nhịp tim hiện nay với độ chính xác cao và nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu không có thiết bị đo tại nhà, bạn cũng có thể tiến hành đo nhịp tim của người già thủ công bằng những thao tác đơn giản như sau:

Dùng 2 ngón tay phải (ngón tay giữa và ngón trỏ) đặt vào cổ tay bên trái, vị trí bên trong cổ tay và ⅓ phía bên ngoài, sau đó bắt đầu đếm số nhịp tim đập trong 10 giây rồi nhân cho 6 hoặc đếm trong 30 giây nhân 2. 

Nhịp tim như thế nào cần đi gặp bác sĩ tim mạch?

Nhịp tim là một trong những chỉ số phản ánh tình sức khỏe tim mạch của bạn. Vì vậy, khi nhịp tim vượt ngoài giới hạn bình thường, đó là khi nhịp tim chậm dưới 60 nhịp/phút, nhịp tim cao hơn 100 nhịp/phút, nhịp tim 110, nhịp tim 120 hoặc tim có tình trạng bỏ nhịp chính là lúc bạn nên đi gặp bác sĩ tim mạch để được kiểm tra sức khỏe, khám và phát hiện kịp thời các bệnh lý tim mạch nếu có.

Nếu bạn đang dùng thuốc chẹn beta để giảm huyết áp hoặc điều trị rối loạn nhịp tim, suy tim… bạn sẽ phải theo dõi liên tục nhịp tim nghỉ ngơi của mình và ghi chép lại các dấu hiệu bất thường mà bạn cảm nhận được như mệt mỏi, trống ngực, choáng váng… Những thông tin này là căn cứ chính xác giúp bác sỹ điều chỉnh liều thuốc phù hợp hoặc chuyển qua sử dụng một loại thuốc khác để tránh tác dụng phụ này.

benh-tieu-duong-o-nguoi-gia

Một số biện pháp kiểm soát nhịp tim ổn định ở người cao tuổi 

Để kiểm soát và ổn định nhịp tim bình thường của người già thì ngoài việc thường xuyên kiểm tra nhịp tim và thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tại những địa chỉ uy tín. Thì bạn có thể kết hợp một số biện pháp sau đây để tăng hiệu quả:

- Căng thẳng có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp. Việc thư giãn và đối mặt với các vấn đề căng thẳng rất quan trọng trong bảo vệ trái tim khỏe mạnh và cải thiện sức khỏe tinh thần. Bạn có thể cân nhắc các bài tập hít thở sâu, yoga, thiền định. Ngoài ra, việc khuyến khích và tạo cơ hội để người già trò chuyện với bạn bè hoặc gia đình cũng giúp giảm căng thẳng.

- Thay đổi những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích,...

- Cần thiết lập chế độ ăn dành cho người lớn tuổi. Nên tăng cường rau củ, thực phẩm giàu chất xơ, ít calo và dồi dào chất dinh dưỡng. Hạn chế sử dụng các dạng thực phẩm nhiều muối, chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa hoặc đường.

Vũ Phương Bảo Khanh

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...