Phù chân ở người cao tuổi - làm thế nào để khắc phục?

Thứ Hai, 13/02/2023 02:45 PM (GMT+7)

Bệnh phù chân ở người già được cho là 1 căn bệnh khá nguy hiểm, ảnh hưởng không ít đến sức khỏe, quá trình di chuyển của người bị bệnh. Phù chân khiến cho cơ thể, đặc biệt là phần chân thường xuyên phải chịu những cơn đau thắt nặng nề kéo dài cực kỳ khó chịu.

Phù chân ở người cao tuổi và những điều cần biết

Phù chân là tình trạng chân sưng phồng lên, có kích thước lớn hơn so với bình thường. Phù chân xảy ra do có sự tích tụ chất lỏng trong các khoảng gian bào ở mắt cá chân, cẳng chân và bàn chân. Nguyên nhân là do sự thoát dịch từ hệ thống mạch máu ở chân ra ngoài gian bào, dẫn đến sự tích tụ natri và nước của thận để bù đắp cho lượng dịch thoát ra khỏi hệ mạch máu.

Người già bị phù chân cảm giác chân nặng nhọc và di chuyển dễ bị mệt mỏi. Tùy mức độ mà hình dạng chân sẽ có những sự biến đổi nhất định về kích thước. Phù có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 chân, mỗi kiểu xuất hiện phù đều có vai trò nhất định trong việc định hướng, chẩn đoán nguyên nhân phù. Phù chân nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến máu lưu thông không tốt gây loét da hoặc làm nặng hơn các bệnh lý có sẵn ở chân.

phu-chan-o-nguoi-gia-co-nguy-hiem-khong-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-202210270001167192

Nguyên nhân nào khiến người già bị phù chân?

- Xơ gan: Người cao tuổi mắc chứng xơ gan sẽ thường phải chịu thêm các biến chứng do hoạt động của gan bị thay đổi. Trong đó, thay đổi về các hóa chất và hormone dùng để điều tiết dịch sẽ khiến áp lực mạch máu vùng ổ bụng và chân tăng lên, gây ra phù chân.

- Do bị tiểu đường: Phù chân sẽ xuất hiện nhiều ở những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, vì các tĩnh mạch ở van chân bị suy yếu, khiến máu khó lưu thông từ chân đến tim, khiến máu và dịch ứ đọng tại chân, gây sưng phù, đau đớn.

- Bệnh thận: Thận của con người có chức năng làm nhiệm vụ lọc & hỗ trợ bài tiết các chất thải qua đường tiểu tiện. Khi thận bị tổn thương, chức năng lọc & loại bỏ dịch của thận cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vấn đề này cũng sẽ tạo ra các áp lực riêng lên mạch máu, làm cho dịch bị rò rỉ ra ngoài. Đó cũng chính là nguyên cơ dẫn đến bệnh phù chân ở người cao tuổi.

- Các bệnh về tim mạch: Các bệnh lý về tim mạch đều có đặc điểm chung là tăng áp lực máu trong mao mạch và tĩnh mạch. Vì vậy khiến cơ bắp bên trong gặp phải tình trạng phù nề. Đại đa số người già mắc bệnh suy tim đều thường đi kèm với triệu chứng phù chân, khiến sự lưu thông máu và tuần hoàn dịch trong cơ thể gặp nhiều cản trở.

Biến chứng từ bàn chân bị phù ở người già

Bệnh phù chân cũng có thể dẫn đến một số biến chứng sau:

- Di chuyển khó khăn.

- Giảm độ đàn hồi của động mạch, khớp cơ và tĩnh mạch.

- Chân sưng đau và bị cứng cơ.

- Giảm lưu thông máu.

Da bị ngứa và khó chịu.

- Tăng nguy cơ nhiễm trùng ở khu vực bị sưng. Hình thành sẹo giữa các lớp mô, từ đó làm cản trở lưu thông máu. Đồng thời, phù chân còn có thể làm giảm tính đàn hồi của các động mạch, tĩnh mạch, cơ bắp và khớp.

- Tăng nguy cơ bị loét da.

Khắc phục bệnh phù chân ở người cao tuổi như thế nào?

  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

Thể dục thể thao – Nâng cao thể chất là 1 phương pháp Vàng giúp chữa trị mọi loại bệnh. Khi bạn vận động, các cơ bắp sẽ liên tục được co bóp, là tăng khả năng bơm các chất lỏng dư thừa quay trở lại tim. Mặt khác, người bị mắc bệnh không nên ngồi hoặc đứng tại chỗ quá lâu sẽ rất dễ khiến căn bệnh thêm nặng, gặp cản trở khi vận động.

  • Chế độ ăn uống dinh dưỡng – khoa học

Hãy cắt giảm lượng muối và tăng cường bổ sung chất xơ từ rau củ quả. Cụ thể, người cao tuổi nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa vào chế độ ăn như: rau xanh, măng tây, bí ngô, dứa, đậu xanh, nho, tỏi, củ cải đường, hành tây,...

nguoi-cao-tuoi-day-hoi-2
  • Tránh các thay đổi đột ngột của nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc điều trị căn bệnh phù chân. Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ từ nóng sang lạnh sẽ khiến cho bệnh phù chân trở nên nặng hơn, mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn. Hơn thế nữa, nhiệt độ còn là nguyên nhân chính khiến cho người già dễ bị đột quỵ.

Người bị bệnh phù chân cần hết sức chú ý đến thói quen sinh hoạt, đặc biệt không tắm nước quá nóng và bắt buộc phải giữ ấm cơ thể liên tục trong tiết trời lạnh.

Ngoài ra, người bị phù chân cần hạn chế tư thế ngồi hoặc đứng quá lâu bởi tư thế này có thể khiến tình trạng phù trở nên trầm trọng hơn, dễ tái phát sau khi điều trị và cần thường xuyên xoa bóp những khu vực như bàn chân, cẳng chân.

Vũ Phương Bảo Khanh

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...