Nhức mỏi đầu gối là dấu hiệu của bệnh gì?

Thứ Năm, 17/05/2018 12:00 AM (GMT+7)

Nhức mỏi đầu gối là hiện tượng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, song chiếm tỉ lệ cao là người trung niên và cao tuổi. Nhức mỏi đầu gối thường do lười vận động hoặc do loãng xương.

Nhức mỏi đầu gối có thể gặp ở nhiều người

Trong cơ thể con người, khớp gối là một một trong những khớp hoạt động nhiều nhất chịu đựng trọng lượng cả cơ thể. Vì vậy, khớp gối dễ bị tổn thương nhất. Triệu chứng nhức mỏi đầu gối có thể do nhiều bệnh khác nhau gây nên như chấn thương khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp, bệnh mạch máu hoặc nguy hiểm hơn là bệnh u ác tính khớp đầu gối.

Ở người trẻ, nếu chỉ đau đầu gối đơn thuần, không có điểm đau cố định và không kèm tình trạng viêm khớp như xưng đỏ thì có thể lưu ý đến nguyên nhân đau do chấn thương hoặc do khớp luôn ở tư thế cố định. Với người lớn tuổi, do thiếu hụt nội tiết tố là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng đau đầu gối. Đặc biệt phụ nữa mang thai hoặc sau mãn kinh là đối tượng chiếm tỉ lệ mắc chứng nhức mỏi đầu gối cao nhất.

Nhức mỏi đầu gối nếu kéo dài sẽ khiến người bệnh bị chứng thoái hóa khớp, viêm khớp mãn tính. Bệnh có cơ hội phát triển mạnh khi thời tiết thay đổi. Mỏi gối là triệu chứng đầu tiên người bệnh đau mỏi vùng khớp. Thậm chí đau đến mức không thể ngủ nổi.

Mỏi gối ở giai đoạn đầu thường đi kèm với chứng đau nhức, sưng tấy ở vùng gối và xung quanh nếu người bệnh xem thường, không chịu đi thăm khám kịp thời. Nhức mỏi gối hành hạ người bệnh thời gian dài sau đó chuyển biến thành chứng thoái hóa khớp, u xương khớp gối.

Cách điều trị bệnh nhức mỏi đầu gối

Bệnh nhức mỏi đầu gối không phải là căn bệnh nan y, nhưng nó chỉ không biến chứng nguy hiểm khi người bệnh có biện pháp điều trị hợp lý. Thông thường, ở giai đoạn đầu của bệnh, biện pháp điều trị phổ thông là châm cứu, dùng vật lý trị liệu, xoa bóp đầu gối theo phương pháp đông y hay chườm nước nóng. Bổ sung chất dinh dưỡng, canxi cũng là cách chữa bệnh hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời bệnh chuyển biến nặng hơn, kèm theo các cơn đau, nhức đến khớp. Khi đó bệnh nhân chỉ có thể điều trị bằng thuốc giảm đau dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Ở giai đoạn này, biến chứng của bệnh trở nên nặng hơi, người bệnh không thể sử dụng các biện pháp thông thường được. Bởi vậy, gặp bác sĩ, chữa theo đúng lộ trình y khoa là cách duy nhất giúp người bệnh giảm đau.

Bên cạnh việc điều trị bệnh, chúng ta cũng nên tự phòng bệnh nhức mỏi đầu gối. Đối với phụ nữ, nhóm người trẻ tuổi nên thường thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Tuy nhiên khi vận động cần hạn chế chạy nhảy khiến dây chẳng, khớp gối bị căn quá mức. Nên thường xuyên giữ ấm đầu gối vào mùa đông lạnh giá.

Những người béo phì thường có tỉ lệ đau nhức gối, khớp gối cao gấp 6 lần phụ nữ bình thường. Vì vậy, đi bộ, giảm cân một cách khoa học là cách giúp bạn ngăn chặn được bệnh nhức mỏi đầu gối hiệu quả. Một số cách phòng và trị bệnh trên đây hy vọng sẽ giúp mọi người bảo vệ bản thân tốt trước bệnh nhức mỏi đầu gối.

System

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...