Những bà mẹ có con trai nên biết điều này để tránh ân hận về sau

Thứ Hai, 21/01/2019 06:48 PM (GMT+7)

Lâu nay, nhiều bố mẹ thường nghĩ rằng chỉ có con gái mới cần phải chăm sóc sức khỏe sinh sản, vệ sinh “vùng kín”, còn con trai thì không cần hoặc có vệ sinh cũng làm qua loa cho xong chuyện.

Empty

Nhiều trẻ gặp bất thường về bộ phận sinh dục

Bé Thanh Tùng (4 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) được bố mẹ đưa đến bệnh viện đăng ký phẫu thuật can thiệp về bất thường ở bộ phận sinh dục. Bé bị ẩn tinh hoàn bẩm sinh nhưng bố mẹ không hề hay biết.

Mãi đến khi học Mầm non, bé Thanh Tùng mới được phát hiện trong chương trình sàng lọc bất thường bộ phận sinh dục do Trung tâm DS-KHHGĐ quận Hoàn Kiếm (Nay thuộc Trung tâm Y tế đa chức năng quận) phối hợp với các bác sĩ của Trung tâm Nam học (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) thực hiện.

Theo các bác sĩ, ẩn tinh hoàn không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng để càng để lâu, nguy cơ xảy ra biến chứng càng cao, có thể dẫn đến ung thư, vô sinh. Đây chỉ là một trong số rất nhiều bất thường bộ phận sinh dục của trẻ được khám và phát hiện trong đợt sàng lọc này.

Bà Trương Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế đa chức năng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, trong quá trình khám sàng lọc, các bác sĩ đã phát hiện ra nhiều trẻ bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục, thậm chí có những trẻ đã ở mức độ nặng. Bên cạnh đó, phát hiện rất nhiều dấu hiệu bất thường ở “vùng kín” của trẻ, tuy nhiên, điều đáng nói, nhiều bố mẹ có con bị phát hiện “không bình thường” lại không hề biết tình trạng của con mình.

Theo bà Trương Thị Kim Hoa, từ đầu năm 2016, trên địa bàn quận đã triển khai việc khám sàng lọc phát hiện các bất thường bộ phận sinh dục ở trẻ trai tuổi đầu đời tại các trường mẫu giáo, mầm non, nhóm trẻ tư thục trên địa bàn quận.

Những bất thường bộ phận sinh dục thường gặp của bé trai gồm các vấn đề liên quan đến bao quy đầu (dính, hẹp bao quy đầu, dài da bao quy đầu), tinh hoàn (tinh hoàn ẩn, tràn dịch tinh hoàn, tinh hoàn di động...) thoát vị bẹn, lún dương vật, lệch lỗ tiểu, vách ngăn niệu đạo...

Theo báo cáo chưa đầy đủ trong năm 2018, đã có 3.189 trẻ trai từ 3 – 5 tuổi tại 41 trường Mầm non, Mẫu giáo, Nhóm trẻ tư thục trên địa bàn quận Hoàn Kiếm được khám sàng lọc bất thường bộ phận sinh dục. Kết quả cho thấy, có 54,8% trẻ (tương đương 1.748 trẻ) bình thường; 45,2% (1.441 trẻ) trường hợp còn lại có vấn đề về bao quy đầu, tinh hoàn, lệch lỗ tiểu...

Trong số 1.441 trẻ có kết quả bất thường, có 331 trẻ có kết quả dính bao quy đầu (những trường hợp này chỉ cần sự hỗ trợ từ phía gia đình trong việc vệ sinh hàng ngày, không cần tới các can thiệp chuyên khoa), 1.110 trẻ có kết quả nghi ngờ được tư vấn đưa trẻ đi khám chuyên khoa, quyết định các biện pháp hỗ trợ can thiệp sớm cho trẻ và thực hiện thủ thuật theo yêu cầu.

Một số vấn đề thường gặp ở bộ phận sinh dục của bé trai

Empty

Viêm dính bao quy đầu: là tình trạng bao quy đầu của trẻ em dính một phần hay hoàn toàn vào quy đầu dương vật do cặn nước tiểu gây nên. Hậu quả của bệnh là gây chít hẹp bao quy đầu tạm thời hay vĩnh viễn nếu không được xử trí.

Tinh hoàn ẩn: Trong giai đoạn đầu của thai nhi nam, tinh hoàn nằm trong ổ bụng. Sau đó, tinh hoàn di chuyển dần xuống bìu và nằm ở đó cho tới lúc trẻ được sinh ra. Tinh hoàn ẩn là những tinh hoàn dừng lại trên đường di chuyển của tinh hoàn từ bụng xuống bìu trong thời kỳ bào thai. Phương pháp điều trị được chấp nhận nhiều nhất là phẫu thuật hạ tinh hoàn.

Lệch lỗ tiểu: Lỗ tiểu lệch thường là thấp bệnh bẩm sinh hay gặp ở trẻ trai. Vị trí của lỗ tiểu không đổ ra ở đỉnh của quy đầu mà lệch thấp xuống ở thân dương vật hay ở bìu. Thân dương vật ngắn và cong. Bao quy đầu bị thiếu không thể che phủ hoàn toàn quy đầu.

 Thoát vị bẹn: là loại thoát vị qua lỗ bẹn sâu, bên cạnh động mạch thượng vị. Nguyên nhân là do ống phúc tinh mạc không được đóng kín. Hầu hết thoát vị bẹn ở trẻ em thuộc về loại này. Khối thoát vị sa xuống thông qua ống bẹn hướng về phía bìu.

Theo thống kê, các bệnh liên quan đến bất thường ở bộ phận sinh dục ở trẻ em trai như: dính bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, lệch lỗ tiểu, thoát vị bẹn… ngày càng nhiều. Do đó, bố mẹ cần quan tâm đến việc chăm sóc “vùng kín” của trẻ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường, từ đó, can thiệp sớm cho trẻ, tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....