Những biểu hiện ở bàn chân tố cáo sức khỏe bạn có vấn đề

Thứ Hai, 20/04/2020 02:39 PM (GMT+7)

Y học hiện đại gọi bàn chân là “trái tim thứ hai” của cơ thể bởi chúng có tác động trực tiếp tới sức khỏe và tuổi thọ của mỗi người. Vì thế, khi chân có một số biểu hiện khác thường thì bạn nên chú ý tới vấn đề sức khỏe.

Lòng bàn chân luôn cảm thấy lạnh

Những người trên 40 tuổi một khi bị suy giảm chức năng tuyến giáp sẽ thường rơi vào tình trạng mệt mỏi, rụng tóc, suy nhược cơ thể, tay chân lạnh... Đối với dấu hiệu này, tốt nhất là nên đến bệnh viện để kiểm tra cụ thể.

Tê chân

techan

Nếu có bệnh lý thần kinh ở bàn chân thì nó có thể gây ra tình trạng tê. Tê chân có thể gây ra bởi bệnh tiểu đường hoặc tác dụng phụ của hóa trị liệu. Nếu bạn bị u thần kinh, cảm giác tê có thể sẽ xuất hiện ở bàn chân. Ngoài ra, chứng teo dây thần kinh cũng xảy ra ở bàn chân, mắt cá chân, mu bàn chân... 

Thường xuyên bị chuột rút

Một khi cơ thể bị mất nước, hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng nó có thể gây co thắt cơ bắp. Nếu muốn giảm bớt và cải thiện vấn đề chuột rút này, bạn có thể ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ mỗi ngày. Trong trường hợp tình trạng chuột rút không thuyên giảm hãy đến bệnh viện để kiểm tra xem có vấn đề gì với các dây thần kinh, hoặc chức năng tuần hoàn không.

Lòng bàn chân trắng bệch và bất thường

Ở người bình thường khỏe mạnh, màu của lòng bàn chân sẽ hồng hào, tuy nhiên, nếu lòng bàn chân có màu trắng bất thường và cảm giác máu không được tuần hoàn bạn cần cảnh giác bởi có thể là do chất thải tích tụ quá nhiều trong máu, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu quá mức và lượng máu cung cấp cho tứ chi bị giảm, dẫn đến lòng bàn chân trắng bệch bất thường - một trong những biểu hiện của gan ứ đọng độc tố.

Móng chân lõm hình thìa

Móng chân lõm hình thìa chủ yếu là do dinh dưỡng kém đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt mà thiếu máu và dinh dưỡng không tốt có liên quan đến xuất huyết bên trong, ung thư dạ dày. Móng chân lõm hình thìa còn có thể liên quan đến các bệnh di truyền, bệnh tự miễn, bệnh hệ thống tuần hoàn và bệnh cơ xương.

Ngón chân cái đột nhiên trở nên to hơn

Thông thường nguyên nhân sưng ngón chân cái đột ngột có thể là do nhiễm trùng, viêm khớp, chấn thương, bệnh gút và nhiều vấn đề khác. Theo các chuyên gia, nếu trên bàn chân của bạn đột nhiên xuất hiện vết sưng đỏ, hãy đến bệnh viện để điều trị y tế càng sớm càng tốt. 

Chăm sóc bàn chân

Để tăng sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, người xưa đã nhấn mạnh tới việc giữ ấm chân, nhất là ở người già, để cho khí huyết luôn được lưu thông, không bị ứ lại.

Ngoài ra, để chống mệt mỏi, phòng và chữa cảm cúm và một số chứng bệnh khác, từ xa xưa, y học cổ truyền đã có phương pháp ngâm chân.

Ngâm chân nước ấm với dược liệu không những có tác dụng giảm mệt mỏi, đau nhức, mà còn có hiệu quả trị một số bệnh mạn tính, khó chữa. Đặc biệt có tác dụng cải thiện tuần hoàn não, hệ thần kinh thực vật và hệ thống miễn dịch.

Nguyễn Thị Thu Hương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....