Những cách làm giảm ung thư buồng trứng

Thứ Năm, 31/10/2019 03:21 PM (GMT+7)

Trong số những bệnh ung thư ở nữ giới, ung thư buồng trứng nằm trong nhóm những bệnh phổ biến và gây tử vong hàng đầu. Bệnh nguy hiểm nhưng những triệu chứng lại rất âm thầm và khó phát hiện ở giai đoạn đầu. 

ung-thu-buong-trung

Ung thư buồng trứng có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, những chị em thừa cân, béo phì hoặc chưa từng sinh đẻ và những trường hợp có người thân bị bệnh… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Những biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng

Thường xuyên đau lưng: Đây là triệu chứng tiền kinh nguyệt mà rất nhiều trường hợp nữ giới gặp phải. Dấu hiệu này cũng đáng cẩn trọng với căn bệnh ung thư buồng trứng.

Đau bụng dưới hoặc vùng chậu: Hiện tượng đau bụng dưới có thể là do sự co bóp cổ tử cung gây ra. Phụ nữ độ tuổi sinh sản khi thấy đau bụng dưới thường xuyên thì không nên chủ quan.

Nếu cơn đau này xuất hiện trong khi bạn không có kinh, nó có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng. Nhiều trường hợp đau bụng dưới sau khi tiến hành siêu âm thì phát hiện ra mắc bệnh ung thư buồng trứng.

Đầy hơi, buồn nôn và nôn: là triệu chứng của những bệnh đặc trưng về tiêu hóa. Nhưng cảm giác đầy hơi liên tục hằng ngày thì nên cảnh giác với những tế bào ác tính ở buồng trứng. Dấu hiệu đầy hơi, buồn nôn thường nhầm lẫn triệu chứng bệnh về tiêu hóa dẫn đến khối u có thể phát triển nhanh và gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đi tiểu liên tục: Hiện tượng rối loạn tiểu tiện có thể do nhiều yếu tố và có thể do nhiều bệnh lý gây ra, bao gồm những vấn đề bàng quang, đường tiết niệu, các triệu chứng của đường huyết cao nhưng cũng là biểu hiện của bệnh về buồng trứng.

Đau khi “yêu”: Rất nhiều trường hợp cảm thấy khó chịu, thậm chí là đau khi quan hệ tình dục và thường xuyên có nhu cầu tiểu gấp do những áp lực lên vùng xương chậu. Mức độ đau càng cao thì bệnh ung thư buồng trứng có thể đang phát triển ở giai đoạn nặng.

Mệt mỏi: Khó thở, buồn nôn và mất cảm giác ngon miệng, cơ thể luôn mệt mỏi chính là một trong những biểu hiện do tế bào ung thư đang tiến triển. Nếu bạn liên tục uể oải, mệt mỏi mặc dù không làm việc quá sức có thể là một triệu chứng của bệnh ung thư nói chung, trong đó có ung thư buồng trứng.

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Chu kỳ kinh bất thường hay còn gọi là chứng rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện của nhiều bệnh phụ khoa trong đó có những bệnh liên quan đến buồng trứng.

Những cách làm giảm ung thư buồng trứng

Uống thuốc tránh thai

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ uống thuốc tránh thai có tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn. David Kushner - Giáo sư về ung thư phụ khoa tại Đại học Y Wisconsin và Y tế công cộng cho biết:“Có một giả thiết cho thấy có sự rụng trứng nhiều hơn trong cuộc đời của họ, nguy cơ bị ung thư buồng trứng càng cao.

Sử dụng biện pháp ngừa thai giúp bạn không bị rụng trứng và giảm nguy cơ ung thư buồng trứng lên tới 50%”.

Nhưng cũng có những rủi ro liên quan đến việc uống thuốc tránh thai, bao gồm cả các cơn đau tim và mắc chứng máu đông. 

Shannon Westin - Phó Giáo sư phụ khoa ung thư phụ khoa và y học sinh sản tại Trung tâm Ung thư MD Anderson ở Houston (Mỹ) cho biết: “Không nên uống thuốc tránh thai để giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, nhưng đó là một lợi ích phụ”.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Béo phì là một yếu tố nguy cơ ung thư buồng trứng, đặc biệt là nếu bạn đang hoặc bị béo phì ở tuổi trưởng thành sớm. Theo Tiến sĩ Westin: "Béo phì đã được chứng minh có nguy cơ ngày càng tăng đối với nhiều bệnh ung thư, và có một liên kết giữa béo phì và ung thư buồng trứng".

Ăn ít chất béo

Duy trì chế độ ăn có thể giúp ngăn chặn ung thư buồng trứng, và cách tốt nhất để làm điều đó là thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục. 

Nghiên cứu cho thấy rằng một chế độ ăn ít chất béo có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. 

Adi Davidov - Giám đốc phụ khoa tại Bệnh viện Đại học Đảo Staten (Mỹ) cho biết: “Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng một chế độ ăn ít chất béo có thể có lợi” trong việc giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Chúng tôi chắc chắn đề nghị điều đó".

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....