Những cách tăng chiều cao cho trẻ ở tuổi dậy thì

Thứ Năm, 11/10/2018 11:14 AM (GMT+7)

Chiều cao có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ và độ tuổi dậy thì là thời điểm phát triển chiều cao tốt nhất. Để trẻ phát triển chiều cao ổn định thì nên cho trẻ ăn uống, tập luyện thường xuyên.

Theo nghiên cứu, ở tuổi dậy thì trẻ sẽ cao từ 10 – 12cm nếu được chăm sóc dinh dưỡng và dược tập luyện tốt. Sau giai đoạn này, sư sụt giảm nội tiết tố ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi và photpho làm cho sự phát triển chiều cao chậm lại. Hết tuổi dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ chậm lại, chỉ cao thêm khoảng 1 – 2cm. Nếu bỏ qua giai đoạn dậy thì thì tức là các em đã lãng phí một cơ hội ngàn vàng tăng trưởng chiều cao và cơ hội sẽ không bao giờ trở lại.

Để trẻ phát triển chiều cao trong độ tuổi dậy thì tốt nhất cần:

Rèn luyện thể lực

Vận động thường xuyên là cách rất tốt để phát triển cơ, xương, qua đó làm tăng chiều cao hiệu quả. Cha mẹ nên cho con vận động ngoài trời thường xuyên. Tắm nắng mỗi ngày khoảng 20 phút sẽ khiến diện tích da được tiếp xúc rực tiếp với ánh nắng, tăng tổng hợp vitamin D cho cơ thể. Vitami D là yếu tố giúp tăng chiều cao hiệu quả nhất.

cao-lon_ipmn

Tập thể dục đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao ở trẻ. Mỗi ngày nên dành 30 phút đến 1 tiếng để luyện tập mỗi ngày. Các bài tập phát triển chiều cao dành cho tuổi thiếu niên giúp kéo dãn các chi và mô tế bào trong cơ thể. Yoga là một phương pháp cải thiện chiều cao cho nam nữ. Trong các bài tập yoga có một số tư thế giúp kéo dài hệ xương khớp.

Chơi bóng rổ cũng được xem là một cách phát triển chiều cao hiệu quả. Các môn khác như: bơi lội, quần vợt, bóng đá, cầu lông... sẽ giúp ích rất nhiều cho mục tiêu cải thiện chiều cao.

Cải thiện chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đúng đắn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Giai đoạn dậy thì, không những chú ý đến chế độ ăn uống đầy đủ mà còn cần tăng cường nhóm thực phẩm thiết yếu, có lợi cho sự phát triển chiều cao.

Cha mẹ nên bổ sung đạm vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Bởi chất đạm là nền tảng phát triển xương, xơ và sụn. Từ đó, chiều cao cũng được cải thiện đáng kể. Lượng đạm cầ thiết mỗi ngày sẽ khác nhau ở giới tính và thay đổi theo độ tuổi ở. Nữ giới, trong độ tuổi từ 9-18: 140g. Nam giới, trong độ tuổi từ 9-13: 140g. Nam giới, trong độ tuổi từ 14-18: 185g. Thực phẩm chứa chất đạm bao gồm thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu và hạt.

Bổ sung kẽm: kẽm đóng vai trò là chất khoáng càn thiết cho sự tăng trưởng và cho hệ sinh dục trong tuổi dậy thì. Lượng kẽm cần phải cung cấp cho độ tuổi từ 9-13 là 8mg/ngày, từ 14 - 18 tuổi là 11mg mỗi ngày. Những thực phẩm giàu kẽm gồm: hải sản (đặc biệt các loại hải sản có vỏ cứng), thịt cừu, rau dền (rau bina).

an-1509270134034

Bổ sung canxi: canxi là dưỡng chất cần thiết để xương phát triển và chắc khỏe hơn. Phần lớn canxi được tìm thấy từ sữa và trong độ tuổi dậy thì. Có thể thay thế các sản phẩm từ sữa bằng các loại thực phẩm khác, bao gồm: cá hộp, rau xanh, đậu nành, ngũ cốc dinh dưỡng, bánh mì.

Uống nhiều nước: Nước đóng vai trò thanh lọc cơ thể đồng thời tham gia vào hoạt động của xương khớp. Các đĩa đệm của cột sống 90% là nước. Nếu cơ thể trẻ không được cung cấp đủ nước thì sẽ không được dẻo dai và tăng trưởng rất kém.

Ngủ đủ và đúng giờ

Thói quen ngủ khoa học cực kỳ tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ. Bởi ngủ sớm, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giúp cơ thể hồi phục tốt nhất. Theo các chuyên gia, trẻ trong độ tuổi dậy thì nên ngủ đủ 8 tiếng và ngủ buổi trưa khoảng từ 15 – 30 phút. Giấc ngủ sâu giúp hormone tăng trưởng được sản sinh trong cơ thể khi đang ngủ giúp quá trình tăng trưởng chiều cao hiệu quả.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....