Những chuẩn bị cho việc mang thai và khả năng sinh sản của bạn

Thứ Ba, 06/12/2022 10:35 PM (GMT+7)

Duy trì sức khỏe tốt sẽ giúp phụ nữ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi diễn ra trong thai kỳ. Ngoài việc đảm bảo đầy đủ thực phẩm giàu dưỡng chất, từ bỏ những thói quen xấu. Điều quan trọng là cặp đôi cần bên nhau và hiểu rõ những điều sẽ xảy ra trước khi thụ thai và mang thai.

Khám sàng lọc cho các cặp đôi

Trẻ sơ sinh thừa hưởng gen quyết định các đặc điểm như màu tóc và màu mắt từ bố mẹ. Trong một số trường hợp hiếm gặp, dù cả người bố và người mẹ đều không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, người con vẫn có thể mắc bệnh di truyền. Hiện nay, chúng ta có thể thực hiện khám sàng lọc trước khi thụ thai, trong đó các xét nghiệm sẽ giúp phát hiện sự bất thường di truyền, các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B hoặc HIV, hoặc các biến chứng về sức khỏe và khả năng sinh sản khác. Việc nắm được những thông tin này trước khi thụ thai có thể giúp các cặp đôi đưa ra lựa chọn sáng suốt để đảm bảo sức khỏe gia đình.

Khám sàng lọc trước khi thụ thai có thể được thực hiện dưới dạng sàng lọc tiền hôn nhân hoặc thậm chí là sàng lọc ADN. Hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để tìm hiểu thêm về khám sàng lọc trước khi thụ thai.

Dấu hiệu và triệu chứng của việc mang thai

Việc thụ thai xảy ra khi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng và trứng được thụ tinh này làm tổ trên thành tử cung. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ đều không có triệu chứng gì ở thời điểm thụ thai. Một số dấu hiệu và triệu chứng khi mang thai cũng có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác.

Khi các cơ quan và cấu trúc quan trọng của thai nhi bắt đầu phát triển trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, việc nhận biết được các dấu hiệu và triệu chứng mang thai là điều rất quan trọng để người mẹ có thể thực hiện những bước cần thiết nhằm đảm bảo chăm sóc đúng cách cho cả bản thân và thai nhi.

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của mang thai bao gồm:

- Mất kinh

- Nhạy cảm đau ở vú

- Mệt mỏi

- Thâm quầng vú

- Buồn nôn và nôn

- Đi tiểu nhiều lần

- Thay đổi về khứu giác và vị giác

- Táo bón

Nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào nêu trên, có một số phương pháp để xác nhận xem bạn có mang thai hay không. Ngoài xét nghiệm thử thai bằng nước tiểu tại nhà, bác sĩ cũng có thể tiến hành khám trong hoặc chỉ định xét nghiệm máu để thu được kết quả đáng tin cậy hơn.

Khi bạn được xác nhận là đã mang thai, bác sĩ sản khoa sẽ giúp bạn xác định ngày dự sinh. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa để hiểu về các bước chăm sóc tiền sản cần thiết nhằm đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

positive-pregnancy

Tình trạng vô sinh ở phụ nữ

Vô sinh là tình trạng xảy ra khi một cặp đôi không thể thụ thai sau 6 – 12 tháng quan hệ tình dục thường xuyên và không sử dụng biện pháp tránh thai. Nếu người phụ nữ trên 35 tuổi, khoảng thời gian không thể mang thai có thể giảm còn 6 tháng. Mặc dù vấn đề vô sinh có thể xảy ra do tình trạng vô sinh ở cả nam và nữ, nhưng trong mục này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu những yếu tố nguy cơ thường gặp và các tình trạng y khoa ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

Các yếu tố nguy cơ đối với vô sinh nữ bao gồm:

- Tuổi cao – khả năng sinh sản của phụ nữ bắt đầu giảm vào giữa những năm 30 tuổiThói quen sinh hoạt không lành mạnh như hút thuốc hoặc nghiện bia rượuThiếu cân hoặc thừa cân quá mứcHãy trao đổi với bác sĩ sản – phụ khoa để tìm hiểu thêm.

- Nguyên nhân y tế: Một số tình trạng y khoa ảnh hưởng đến việc rụng trứng, làm tổn thương ống dẫn trứng hoặc gây ra các biến chứng về hoóc-môn cũng có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Những tình trạng này bao gồm lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

a) Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là bệnh liên quan đến sự tăng sinh của các mô giống với nội mạc tử cung (niêm mạc tử cung) ở các vị trí bên ngoài tử cung. Trong buồng trứng có thể hình thành các u nang gọi là u nội mạc tử cung hoặc “u nang sô-cô-la”. Các mô lạc nội mạc tử cung có thể phát triển trên phúc mạc (niêm mạc vùng bụng và vùng chậu), đôi khi để lại sẹo gây ảnh hưởng đến buồng trứng và làm tắc ống dẫn trứng, dẫn đến vô sinh.

b) U xơ tử cung

U xơ tử cung là sự tăng sinh lành tính phát triển bên trong tử cung. U xơ có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng thai kỳ và nguy cơ khi sinh. Các triệu chứng thường gặp bao gồm chảy máu kinh nguyệt nhiều và kéo dài, đi tiểu thường xuyên, đau khi quan hệ tình dục hoặc áp lực ở vùng bụng.

Nếu bạn không thể thụ thai sau 6 – 12 tháng quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai, hãy trao đổi với bác sĩ sản – phụ khoa để tìm hiểu và kiểm tra khả năng sinh sản. Bác sĩ có thể tiến hành khám lâm sàng và phân tích tinh dịch của bạn tình của bạn. Nếu bạn được chẩn đoán mắc các bệnh lý tiềm ẩn, bác sĩ sẽ thảo luận các phương án điều trị, có thể bao gồm thay đổi thói quen sinh hoạt, dùng thuốc hoặc sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản.

Những quan niệm sai lầm phổ biến về vô sinh ở nữ giới

Lầm tưởng: Có thai là chuyện dễ dàng

Sự thật: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của một cặp đôi, bao gồm thời điểm quan hệ tình dục, chất lượng tinh trùng, tuổi và cân nặng của hai người cũng như thói quen sinh hoạt. Một số tình trạng y khoa cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của một cặp đôi. Bạn cần khám sàng lọc trước khi thụ thai nếu đang có dự định sinh con.

Lầm tưởng: Quan hệ tình dục hàng ngày sẽ giúp tăng khả năng thụ thai

Sự thật: Chìa khóa giúp tăng khả năng thụ thai không phải là tần suất quan hệ tình dục mà nằm ở thời điểm quan hệ. Quan hệ tình dục trong thời kỳ cửa sổ thụ thai của người phụ nữ (trong giai đoạn rụng trứng của chu kỳ kinh nguyệt) sẽ giúp tăng khả năng thụ thai. Ở hầu hết những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 ngày, thời kỳ này thường rơi vào ngày thứ 10 – ngày thứ 17 của chu kỳ kinh nguyệt.

Lầm tưởng: Vô sinh là do người phụ nữ

Sự thật: Vô sinh có thể xảy ra do cả nam giới và phụ nữ. Ngoài các yếu tố về độ tuổi, cân nặng và thói quen sinh hoạt của cặp đôi, nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nam giới có thể là do bất thường về tinh trùng, các vấn đề giải phẫu hoặc mất cân bằng hoóc-môn. Ở phụ nữ, vô sinh có thể xảy ra do một số tình trạng y khoa gây cản trở quá trình rụng trứng hoặc làm tổn thương ống dẫn trứng. Tìm hiểu thêm về vô sinh ở nữ giới.

Lầm tưởng: Vô sinh nghĩa là bạn sẽ không bao giờ có con

Sự thật: Vô sinh là tình trạng xảy ra khi một cặp đôi không thể thụ thai sau 6 – 12 tháng quan hệ tình dục thường xuyên và không sử dụng biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, vô sinh không có nghĩa là cặp đôi sẽ không bao giờ có khả năng sinh con. Có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp các cặp đôi thụ thai. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ sản – phụ khoa để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây vô sinh.

Vũ Thị Phương Dung

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...