Những đặc điểm ở tuổi dậy thì của con trai

Thứ Sáu, 20/10/2023 11:16 AM (GMT+7)

Giữa con trai và con gái thì độ tuổi dậy thì đều diễn ra khác nhau. Quá trình dậy thì ở bé trai diễn ra trong một khoảng thời gian dài, với sự gia tăng sản xuất hormone kèm theo một loạt thay đổi về mặt thể chất.

Độ tuổi dậy thì trung bình mà con trai có thể nhận thấy được những dấu hiệu đầu tiên là khi bé khoảng 12 tuổi, và thường muộn hơn khoảng 1 năm so với các bé gái bắt đầu dậy thì. Tuy nhiên, không phải bé trai nào cũng biết và hiểu rõ về tình trạng dậy thì của bản thân. Dậy thì ở bé trai có thể liên quan đến sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần. Ngoài ra, dậy thì còn là một giai đoạn vô cùng quan trọng, có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời của nam giới sau này. Việc hiểu tuổi dậy thì ở bé trai kéo dài bao lâu cũng như hiểu đúng về tuổi dậy thì ở bé trai giúp các bé chuẩn bị tốt hơn cho quá trình dậy thì của con mình.

1. Những biểu hiện dậy thì ở bé trai

- Tinh hoàn và bìu to lên: Khi tuổi dậy thì của bé trai bắt đầu, kích thước của tinh hoàn và bìu to lên gần như gấp đôi. Khi tinh hoàn tiếp tục phát triển, lớp da bìu trở nên sậm hơn, to ra, mỏng đi, thòng xuống thấp và sần sùi (là do các nang lông bắt đầu phát triển). Ở hầu hết bé trai dậy thì, một bên tinh hoàn (thường là bên trái) sẽ thấp hơn bên còn lại.

- Mọc lông mu và lông nách: Con trai khi dậy thì có những biểu hiện gì? Dưới sự tác động của testosterone, sự thay đổi tiếp theo của giai đoạn dậy thì ở bé trai sẽ diễn ra nhanh chóng. Những sợi lông đầu tiên sẽ bắt đầu mọc từ gốc dương vật. Cả bé trai lẫn bé gái, lông mu sau khi mọc sẽ trở nên sậm màu hơn, xoăn và dày hơn. Trong vòng vài năm, lớp lông mu sẽ bao phủ vùng mu, bẹn, có trường hợp sẽ mọc lan ra xuống đùi. Một ít lông mỏng hơn cũng sẽ mọc ngược lên hướng về rốn. Khoảng hai năm sau khi lông mu bắt đầu xuất hiện, những đám lông lưa thưa sẽ bắt đầu mọc ở khắp mặt, chân, tay, lông nách và ở ngực. Kèm theo đó còn là sự xuất hiện các triệu chứng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. 

- Thay đổi về vóc dáng cơ thể: Sức mạnh về thể chất của các bé gái thường tương đồng với các bé trai đến khoảng giai đoạn giữa của thời niên thiếu, khi sự khác biệt giữa các bé trở nên rõ ràng hơn. Các bé trai khi ở giai đoạn vừa mới bắt đầu dậy thì trông có vẻ mũm mĩm và khệnh khạng (do tay và chân dài tương đối so với thân người). Khi quá trình dậy thì diễn tiến, cơ thể bé trai bắt đầu phát triển nhảy vọt, đỉnh điểm vào cuối giai đoạn dậy thì. Tỷ lệ của cơ thể thay đổi trong quá trình phát triển nhạy vọt này, do có sự phát triển nhanh chóng của thân và ở chân. Các bé trai tiếp tục phát triển cơ với thời gian dài hơn so với bé gái, vì vậy ở vào cuối giai đoạn tuổi teen, thành phần cơ thể của bé trai chỉ có 12% chất béo, ít hơn một nửa so với mức trung bình của một bé gái.

- Phát triển dương vật: Bé trai có thể có kích thước dương vật như của người lớn ở độ tuổi 13 hoặc muộn lắm là ở tuổi 18. Ban đầu dương vật sẽ phát triển về chiều dài, rồi mới đến bề ngang. Bé trai tuổi teen thường có xu hướng dành nhiều thời gian quan sát dương vật của mình hơn và có thể lén lút so sánh với dương vật của bé trai khác. Hầu hết con trai dậy thì đều không biết chức năng tình dục không phụ thuộc đến kích thước của dương vật, hoặc kích thước của một dương vật khi nó đang mềm không nhất thiết sẽ tương ứng với kích thước của nó khi cương lên. Cha mẹ có thể giải tỏa mối bận tâm về vấn đề dậy thì ở bé trai này bằng cách nói trước với con. Khi bước vào tuổi dậy thì, bé trai có thể hỏi bạn những câu hỏi như: “Những đốm sần sùi trên dương vật của con là gì vậy?”. Những đốm sần này là một biểu hiện dậy thì ở bé trai.

- Có khả năng sinh sản: Nhiều người thắc mắc con trai bao nhiêu tuổi thì có tinh? Để trả lời cho câu hỏi con trai mấy tuổi mới có tinh, cần hiểu rằng, nam giới được gọi là có khả năng sinh sản sau lần xuất tinh đầu tiên, vốn xảy ra một năm sau khi tinh hoàn bắt đầu to ra. Tinh hoàn lúc này sẽ sản sinh ra tinh trùng, trong khi tuyến tiền liệt, túi tinh và tuyến Cowper sẽ chế tiết dịch để cùng với tinh trùng tạo thành tinh dịch. Mỗi lần xuất tinh, lượng tinh dịch được xuất ra vào khoảng 1 muỗng cà phê, chứa từ 200 đến 500 triệu tinh trùng.

- Mộng tinh và những lần cương cứng ngoài ý muốn: Trong giai đoạn dậy thì ở bé trai, hầu hết các bé trai đã bắt đầu nghịch, chà xát dương vật của mình cho vui một thời gian dài trước khi các bé có khả năng đạt cực khoái thật sự. Trẻ có thể tự thủ dâm để xuất tinh lần đầu tiên. Nhưng đôi khi, cột mốc trưởng thành về mặt tình dục này có khi lại xảy ra trong lúc trẻ đang ngủ. Khi thức dậy, trẻ sẽ thấy đồ ngủ và nệm bị ướt, và có thể đang tự hỏi là mình có tè dầm không. Chỉ ngay sau khi sự phát triển nhảy vọt của quá trình dậy thì ở bé trai bắt đầu, phần thanh quản và dây thanh âm của bé sẽ trở nên to ra. - - - Thay đổi về giọng nói: Trong một khoảng thời gian tương đối dài, giọng nói của con sẽ bị “vỡ” trong quá trình nó trở nên trầm xuống. Khi thanh quản đạt đến kích thước như người trưởng thành, tình trạng vỡ giọng sẽ dừng lại. Giọng nói ở bé gái cũng sẽ trầm xuống, nhưng sự thay đổi sẽ ít hơn.

tam-sinh-ly-con-trai-o-tuoi-day-thi-3-1

2. Tuổi dậy thì ở bé trai kéo dài bao lâu

Tuổi dậy thì ở nam kéo dài bao lâu? Các nghiên cứu chỉ ra rằng thông thường độ tuổi dậy thì của nam giới sẽ kéo dài từ 2 đến 5 năm. Lúc này con trai sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì, đây là khoảng thời gian từ 9 đến 13 tuổi. Điều này khác với con gái, con gái thường dậy thì sớm hơn khoảng 1 năm là từ 8 đến 13 tuổi. Ngoài ra, xu hướng kết thúc qúa trình dậy thì của con trai thường sẽ chậm hơn, thời gian kết thúc từ khoảng 16 đến 18 tuổi. Một số yếu tố gây ảnh hưởng đến độ tuổi cũng như ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nam giới gồm:

- Gen di truyền, nam giới dậy thì theo độ tuổi và điều này sẽ xảy ra do gen di truyền. Nếu trong gia đình có ông, bố hoặc anh dậy thì muộn thì khả năng con trai dậy thì cũng sẽ muộn hơn.

- Sức khoẻ có thể ảnh hưởng đến dậy thì của nam giới. Đối với các trẻ khoẻ mạnh, khi đó cơ thể trẻ sẽ phát triển nhanh và tốt hơn. Trong khi đó, những trẻ bị bệnh hoặc trẻ có hệ thống miễn dịch kém cũng sẽ khiến trẻ dậy thì muộn và phát triển chậm hơn.

- Hormone giới tính còn là ảnh hưởng kích thích trực tiếp đến sự phát triển của nam giới.

- Sự thay đổi về dậy thì ở nam giới còn có thể xảy ra do môi trường sống và thói quen luyện tập thể dục thể thao.

3. Những vấn đề ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần của nam giới ở tuổi dậy thì

Một số vấn đề có thể xảy ra khi nam giới đến độ tuổi dậy thì và trải qua giai đoạn dậy thì về tinh thần gồm:

3.1. Tâm trạng thay đổi thất thường: Đối với nam giới, thời điểm dậy thì sẽ khiến trẻ nhạy cảm hơn. Đặc biệt lúc này các vấn đề về cảm xúc đều thay đổi một cách nhanh chóng. Khi đó, tình trạng rối loạn cảm xúc xảy ra sẽ gây ra những rối loạn cho não bộ, gây ra bất ổn về tinh thần và có thể chuyển nam giới ở cảm xúc hưng phấn sang cảm xúc ức chế một cách nhanh chóng. Sự thay đổi cảm xúc nhanh chóng từ vui, buồn đột ngột có thể khiến con trai cảm thấy khó chịu với chính sự thay đổi này.

Ngoài ra thì các biểu hiện ảnh hưởng cũng như gây ra rối loạn cảm xúc ở nam giới còn có thể là cảm giác chán ăn, bị mất ngủ, cơ thể gầy, các hoạt động thể chất chậm chạp hơn và trẻ dễ bị mất tập trung, hay quên. Lúc này phụ huynh cần quan sát các đặc điểm tâm lý bất thường để can thiệp sớm tránh cho trẻ bị "sa đà cảm xúc", ảnh hưởng xấu tới cuộc sống.

3.2. Dễ cảm thấy tự ti: Thay đổi về tâm lý có thể khiến trẻ cảm thấy mình kém cỏi, gây ra ảnh hưởng khiến trẻ mất tự tin, dễ bị mất bình tĩnh khi bước vào giai đoạn dậy thì.

Khi xuất hiện tâm lý tự ti, tình trạng này sẽ khiến nam giới ngại tiếp xúc, không muốn bộc lộ bản thân, rụt rè hơn. Ngoài ra, điều này còn khiến trẻ nghi ngờ về khả năng của bản thân mình.

Chính tự tự ti có thể khiến trẻ bị mệt mỏi, dễ thừa cân hoặc gây ra một số tâm lý ảnh hưởng khác như trầm cảm, stress, bị hoang tưởng. Nhất là khi phụ huynh có thói quen so sánh con mình với trẻ khác.

Không những thế, các hoạt động sách báo, trang web điện tử hiện nay, phim ảnh bạo lực đều có thể khiến cho trẻ tiếp xúc với các thói quen xấu, bạn bè xấu. Điều này còn có thể dẫn đến các rối loạn về hành vi cũng như có thể khiến trẻ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như: gây thương tích cho người khác, bỏ nhà ra đi...

3.3. Trầm cảm: Nam giới khi bước vào giai đoạn dậy thì có thể bị trầm cảm và stress. Một số áp lực có thể gây ra tình trạng này là học tập, gia đình và bạn bè. Có rất nhiều trẻ nam giới ở độ tuổi dậy thì chịu áp lực và suy nghĩ tiêu cực về vóc dáng bên ngoài, về trình độ của bản thân và điều này hình thành các mong muốn vượt xa khả năng của bản thân cũng như gia đình gây ra stress. Hơn nữa, trầm cảm còn có thể là hội chứng tâm lý ở tuổi dậy thì, đây cũng là rối loạn tâm thần dễ mắc gây ra sự thay đổi về hormone trong cơ thể của con người, có thể xảy ra các áp lực xung quanh việc học hành, áp lực quanh từ bố mẹ, thầy cô giáo hoặc ngay cả bạn bè.

3.4. Ăn uống: Dậy thì không chỉ gây ảnh hưởng và rối loạn về cảm xúc, sức khoẻ thể chất, tinh thần của con trai mà còn có thể khiến trẻ gặp phải một số rối loạn về ăn uống.

Khi nam giới ý thức được về việc bảo vệ và giữ gìn hình ảnh cơ thể thì lúc này có thể xảy ra tình trạng giảm cân không đúng cách với mục đích tụt cân nhanh, đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ảnh hưởng.

3.5. Tò mò về thuốc lá hoặc các chất gây nghiện: Sự tò mò của trẻ ở lứa tuổi dậy thì về thuốc lá, rượu bia, các chất gây nghiện tương đối lớn. Vì thế phụ huynh cần sát sao và giáo dục trẻ hiểu về những tác hại của các loại này. 

Để con trai có thể bước vào giai đoạn dậy thì một cách dễ dàng, phụ huynh cần tìm cách giáo dục tâm lý cho trẻ. Việc thường xuyên giao tiếp với con, cởi mở và đưa cho con những định hướng hoặc trò chuyện với con cũng là cách giúp bố mẹ hiểu rõ hơn những thay đổi của con. Dễ dàng nói chuyện và chia sẻ với con trai hơn, phụ huynh có thể chia sẻ kinh nghiệm bản thân, các thay đổi cũng như lo lắng mà con phải trải qua khi bước vào giai đoạn dậy thì. Đây cũng là cách giúp trẻ cảm thấy mình không cô độc một mình.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....