Những điều cần biết khi cho trẻ ăn dặm theo phương pháp BLW

Thứ Tư, 14/08/2019 11:30 AM (GMT+7)

Ăn dặm tự chỉ huy (BLW) là phương pháp ăn dặm mà ở đó bé sẽ được tự quyết định. Bé sẽ được tự mình quyết là sẽ ăn gì, ăn bao nhiêu và ăn với tốc độ như thế nào.

an-dam-tu-chi-huy

Vậy ăn dặm BLW là gì?Ăn dặm BLW là gì? Theo như Gill Rapley và Tracey Murkett có giới thiệu về định nghĩa về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW trong cuốn sách Baby – Led Weaning – Hướng dẫn quan trọng khi cho bé ăn dặm như sau:

Ăn dặm tự chỉ huy (BLW) là phương pháp ăn dặm mà ở đó bé sẽ được tự quyết định. Bé sẽ được tự mình quyết là sẽ ăn gì, ăn bao nhiêu và ăn với tốc độ như thế nào. Phương pháp ăn dặm này sẽ thích hợp với các bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Đây cũng là độ tuổi thích hợp nhất cho các bé tập ăn dặm.

Bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào?

Khi cho bé ăn dặm, mẹ hãy luôn nhớ một nguyên tắc là: Sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Do đó, không có một loại thực phẩm nào có thể thay thế hoàn toàn chức năng, nhiệm vụ của sữa mẹ. Do đó, trong suốt hành trình ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi, các bữa ăn dặm sẽ chỉ là các bữa phụ. Mẹ cần đảm bảo cho bé bú mẹ hay uống sữa công thức đầy đủ để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối ưu nhất cho bé.

Ngoài ra, mẹ cũng không nên cho bé ăn dặm quá sớm. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, trẻ được 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất cho bé ăn dặm. Tuy nhiên cũng có những bé đòi ăn dặm sớm hơn. Mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm sớm khi bé có các biểu hiện đòi ăn dặm.

Khi đã tìm hiểu về khái niệm phương pháp ăn dặm BLW, các mẹ sẽ bắt đầu tìm hiểu về cách cho bé ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy. Cụ thể:

Khi bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm thì mẹ cần chọn một vị trí thích hợp và an toàn cho bé ăn dặm. Có thể là ghế ăn dặm của bé hay trong lòng mẹ. Tiếp theo là việc mẹ phải chọn loại thực phẩm phù hợp với bé, đảm bảo cả về mặt dinh dưỡng cũng như mức độ an toàn theo từng độ tuổi.

Một số loại thực phẩm gợi ý cho các mẹ như các loại trái cây, rau củ, phô mai, trứng, thịt hay các loại cá. Mẹ nên tránh những độ ăn nhanh, các loại đồ ăn được chế biến sẵn cho bé, những loại đồ ăn được nêm gia vị (muối, đường…). Không cho bé ăn mật ong khi bé dưới 1 tuổi.

Đâu là thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm theo phương pháp BLW. Thời gian thích hợp nhất đó chính là vào thời điểm các bữa ăn của gia đình. Đây chính là cách tốt nhất để bé có thể cùng bố, mẹ…tham gia vào một bữa ăn gia đình. Bé sẽ thích thú quan sát, học theo. Bé sẽ nhanh chóng phát triển các kỹ năng trong ăn uống tốt hơn.

Thời điểm bắt đầu ăn dặm, khả năng cầm nắm của bé còn chưa được hoàn thiện. Do đó, để bé dễ dàng hơn trong việc cầm, nắm khi ăn uống. Mẹ nên chọn những loại thực phẩm có sợi lớn, cắt các loại rau củ…thành hình que để bé có thể dễ dàng cầm nắm được.

Một số loại thực phẩm tốt cho bé bắt đầu tập ăn dặm như: Bơ, chuối, táo mềm, khoai lang, cà rốt, củ cải đường, bí ngô, thịt lơn, thịt các loại gia cầm, lòng đỏ trứng.

Nên tránh những loại thực phẩm nào

Ngoài việc tìm hiểu các loại thực phẩm tốt cho bé ăn dặm theo kiểu BLW thì mẹ cũng cần chú ý tới những loại thực phẩm cần tránh khi cho bé ăn dặm có thể kể tới như:

– Các loại thực phẩm có thể khiến bé bị nghẹt thở như: cà chua, nho…

– Một số loại thực phẩm dễ khiến trẻ bị dị ứng như: mật ong, lòng trắng trứng, các loại hải sản, cam quýt…Đặc biệt, nếu như gia đình mình có tiểu sử dị ứng thì mẹ cần tìm hiểu kỹ vấn đề này nhé.

– Một số loại thực phẩm không lành mạnh và được chế biến sẵn như: Bỏng ngô, khoai tây, khoai lang chiên, các loại thực phẩm có chứa đường, kẹo cứng, kẹo cao su…

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW

Hành trình ăn dặm của bé là hành trình giúp bé làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, giúp bé có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác, phát triển kỹ năng ăn uống, kỹ năng nhai, phát triển cơ hàm…Nếu như phương pháp ăn dặm truyền thống, các bé sẽ không cởi mở với những loại thức ăn mới thì với phương pháp ăn dặm BLW, các bé sẽ được làm quen với việc nhai cũng như việc đa dạng các loại thức ăn có trong thực đơn ăn dặm của bé. Bé dễ dàng thích nghi với việc ăn uống.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các bé ăn dặm theo phương pháp BLW sẽ có khả năng tham gia vào các bữa ăn gia đình sớm hơn và bé có khả năng ăn được nhiều món hơn kèm theo đó là khả năng nhai tốt hơn. Ngoài ra, việc cho bé ăn dặm theo phương pháp BLW là để bé ăn theo nhu cầu, giảm tình trạng thừa chất ở trẻ nhỏ dẫn tới béo phì.

Nhược điểm của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW

Quá trình thực hiện và cho bé ăn dặm có thể rất lộn xộn và bừa bộn bởi bé sẽ được tự cần nắm thức ăn và cho vào miệng, điều này khiến thức ăn sẽ bị vung vãi ra ngoài và bé thường sẽ ăn không nhiều.

Một điều quan trọng khác đó là trẻ 6 tháng tuổi cần được bổ sung một lượng Sắt quan trọng trong quá trình hình thành máu. Thời điểm này, lượng Sắt trong cơ thể của bé (được tích lũy sẵn trước đó khi còn trong bụng mẹ) đã tiêu hao và giờ không còn đủ cho bé. Do đó, bé cần được bổ sung thêm Sắt từ các loại thịt nấu chín (cung cấp hàm lượng chất Sắt cao). Tuy nhiên, bé ăn dặm theo phương pháp BLW sẽ rất khó nhai các loại thực phẩm này.

Ngoài ra, để bé thích nghi nhanh hơn với các loại thực phẩm, các món ăn thì mẹ nên có sự kết hợp hai phương pháp ăn dặm truyền thống và ăn dặm tự chỉ huy sẽ giúp hành trình ăn dặm của bé đạt được kết quả tốt hơn.

Liệu bé có bị mắc nghẹn hay không?

Việc cho bé ăn dặm với những loại thực phẩm rắn liệu có khiến bé bị mắc nghẹn hay không? Đây là thắc mắc của không ít các mẹ khi đang tìm hiểu về phương pháp ăn dặm này.

Với những mẹ ủng hộ phương pháp ăn dặm BLW này cho rằng nếu như chúng ta cho bé ngồi thẳng ăn dặm thì trường hợp này là rất hiếm khi xảy ra. Bởi trên thực tế thì các bé có khả năng xử lý cũng như kiểm soát lượng thức ăn. Do đó mà nguy cơ khiến bé bị nghẹn là rất hiếm. Mặc dù vậy thì mẹ cũng không nên để bé ăn một mình, nên tránh những thực phẩm quá cứng như táo.

Ngoài ra, để có biện pháp xử lý kịp thời, mẹ cũng nên trang bị thêm cho mình những kiến thức về cách xử lý khi trẻ bị mắc nghẹn. Sẽ không thừa đâu các mẹ nhé.

Trên đây là những chia sẻ về việc cho bé ăn dặm theo phương pháp BLW. Chúc bé có một hành trình ăn dặm thành công như mong muốn. Xin cảm ơn!

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....