Những điều cần biết trước khi tiêm phòng cúm

Thứ Bảy, 09/06/2018 12:00 AM (GMT+7)

Tiêm phòng cúm là một biện pháp an toàn để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa căn bệnh này, nhất là khi cúm gà, cúm lợn đang bùng phát. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin cho bạn về những điều cần biết trước khi tiêm phòng cúm.

1. Tiêm phòng rồi vẫn có khả năng bị cúm

CDC (Trung tâm Kiếm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) ước tính rằng việc tiêm phòng cúm chỉ có hiệu quả khoảng 42%, có nghĩa là mỗi người chúng ta vẫn có khả năng bị tấn công bởi virus cúm ngay cả sau khi tiêm chủng. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Proceedings of the National Accademy of Sciences, virus của mùa đông năm trước có thể phát triển đột biến gây trở ngại cho hiệu quả của liều thuốc - đây là một mối đe doạ đối với vắc xin mới của năm sau.


 
2. Sau tiêm phòng, bạn có thể gặp một vài triệu chứng như bệnh cúm

Nếu bạn gặp các triệu chứng giống như cúm như ho, sốt nhẹ và đau khắp người... sau khi tiêm chủng, hãy yên tâm rằng đó không phải là bệnh cúm. Nhưng nếu bạn vẫn quan tâm đến chúng, hãy kiểm tra kỹ hơn với bắc sĩ của bạn.

3. Việc tiêm chủng phải được thực hiện hằng năm

Kể từ khi virus cúm có sự biến đổi liên tục hằng năm, các nhà khoa học đã làm việc không ngừng nghỉ để phát minh ra các loại vắc xin mới mỗi năm. Vì vậy, loại vắc xin mà được dùng năm ngoái có thể không bảo vệ tốt cơ thể bạn chống lại các virut cúm đang lưu hành trong năm nay. 

4. Bạn có thể bị lây bệnh cúm mà không hề có biểu hiện gì

Khoảng 20-30% người bị nhiễm cúm không biểu hiện triệu chứng trong suốt hai ngày đầu sau khi bị cúm, nhưng vẫn có thể truyền bệnh cho những người xung quanh họ. Do vậy, việc tiêm chủng để ngăn ngừa chúng là rất cần thiết.

Những biện pháp nên làm để phòng ngừa cúm:

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

- Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

- Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh.

- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

- Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

- Vào thời điểm giao mùa, trời trở lạnh, không khí hanh khô khiến cho lớp màng nhầy trong mũi bị khô và khó hoàn thành được nhiệm vụ ngăn cản những bụi bặm, vi khuẩn lọt vào khí quản của con người. Khi đó, nên sử dụng thuốc xịt mũi để mang lại độ ẩm cần thiết bên trong mũi.

Thuốc nhỏ mũi, xịt mũi là một trong những loại thuốc được mua phổ biến nhất tại hiệu thuốc. Nhưng dùng thuốc điều trị sổ mũi, nghẹt mũi sao cho đúng thì nhiều người hẳn chưa biết cách.

Với trẻ nhỏ hay người lớn, trước khi sử dụng thuốc điều trị sổ mũi, nghẹt mũi phải rửa mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý. Động tác này sẽ giúp loại sạch bụi bẩn và dịch trong khoang mũi giúp thuốc điều trị ngấm sâu và phát huy tối đa tác dụng.

 

System

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...