Những điều cần biết về bệnh hen suyễn ở người cao tuổi

Chủ Nhật, 27/12/2020 01:49 AM (GMT+7)

Trên thực tế, nhiều người vẫn giữ suy nghĩ bệnh hen suyễn là căn bệnh bình thường, không nguy hiểm nên thường xem nhẹ nó. Dưới đây là những quan niệm sai lầm của nhiều người về bệnh hen suyễn mà nhiều người mắc phải dẫn đến tình trạng bệnh tăng nặng.

1. Bệnh không nghiêm trọng

Thở là hoạt động cơ bản của sự sống, do đó bất cứ điều gì ảnh hưởng đến nhịp thở của chúng ta, dù chỉ tạm thời cũng là nghiêm trọng. Vì hen suyễn diễn tiến rất nhanh, có thể từ nhẹ đến nặng lúc nào không biết nên nó có thể đe dọa đến mạng sống con người.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 250.000 người tử vong vì căn bệnh này. Thực tế, người chết vì hen suyễn ban đầu được chẩn đoán bệnh ở dạng nhẹ. Nhất là ở người già, bệnh hen suyễn thường bị nhầm với các bệnh khác như viêm phế quản, khí phế thũng, viêm mũi, xoang, lao phổi, trào ngược dạ dày, bệnh tim.

Chỉ khi bệnh nhân phải dùng ống xịt hàng ngày, thậm chí hết 2-3 lọ thuốc xịt trong tháng chứng tỏ bệnh hen đã không kiểm soát được. Hen suyễn có thể rơi vào bất kỳ ai, và mặc dù nó có thể gây tử vong nhưng hầu hết các trường hợp nặng đều thực sự ngăn ngừa được. Quan trọng là không nên coi nhẹ và có biện pháp xử lý thích hợp.

 Nhiều người có thể coi nhẹ sự nghiêm trọng của hen suyễn nhưng sự thật đây là căn bệnh chết người. Ảnh minh họa

Nhiều người có thể coi nhẹ sự nghiêm trọng của hen suyễn nhưng sự thật đây là căn bệnh chết người. Ảnh minh họa

2. Hút thuốc là xấu nhưng uống rượu thì được

Ngày nay, mọi người đều biết rằng uống rượu là không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân hen thường đánh giá thấp các nguy cơ của việc uống rượu, loại đồ uống chứa sulfite, chất gây chít hẹp phế quản.

Sulfite cũng có thể được tìm thấy trong trái cây sấy khô, bia, nước trái cây, khoai tây và tôm.

3. Bổ sung chế độ ăn uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng hen suyễn

Không có bằng chứng rằng các chất dinh dưỡng cụ thể giúp điều trị bệnh hen suyễn, theo Trung tâm Quốc gia về bổ sung và sức khỏe hòa nhập.

Một loạt các loại thảo mộc và chất bổ sung đã được nghiên cứu, nhưng không ai tìm thấy chúng có thể cải thiện triệu chứng. Mặc dù một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng bổ sung đậu nành có thể giúp đỡ những người bị hen thở dễ dàng hơn, nhưng một nghiên cứu được công bố trên số ra tháng 5/2015 của Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ kết luận rằng chất dinh dưỡng này không giúp cải thiện chức năng phổi của bệnh nhân hen suyễn.

 Những người mắc bệnh hen suyễn không nên quá lo lắng nhưng cũng không nên chủ quan căn bệnh rất nhạy cảm này. Ảnh minh họa

Những người mắc bệnh hen suyễn không nên quá lo lắng nhưng cũng không nên chủ quan căn bệnh rất nhạy cảm này. Ảnh minh họa

4. Chạy bộ và đi bộ là tốt cho bệnh suyễn

Những bệnh nhân hen suyễn bị khó thở thường mắc sai lầm khi tin rằng chạy, đạp xe hay đi bộ sẽ giúp tăng cường chức năng phổi.

Trên thực tế, tập thể dục vào buổi sáng có thể làm các triệu chứng hen tăng nặng. Không khí lạnh vào trong phổi và gây kích thích các cơ quan hô hấp.

Sẽ tốt hơn nếu thay tập thể dục bằng đi bộ hay các bài tập căng duỗi người. Tránh đi vào các khu vực có không khí quá khô.

Bơi lội cũng được khuyến khích. Đắm mình trong nước và không khí ẩm sẽ là cách tập luyện an toàn hơn nhiều. Mặc dù rất tốt nhưng sau khi bơi, thân nhiệt sẽ giảm xuống vì vậy cần có biện pháp làm ấm cơ thể để triệu chứng bệnh không nặng lên.

 Người cao tuổi nên dùng cẩn thận bởi vì bệnh suyễn có thể dẫn đến bệnh nghẽn phổi mãn tính. Ảnh minh họa.

Người cao tuổi nên dùng cẩn thận bởi vì bệnh suyễn có thể dẫn đến bệnh nghẽn phổi mãn tính. Ảnh minh họa.

5. Bệnh này ảnh hưởng đường thở, không ảnh hưởng tâm lý

Suyễn do phổi và hệ miễn dịch phản ứng quá mức với một số tác nhân trong không khí. Những người bị bệnh hen suyễn có các triệu chứng như ho và tức ngực, theo tiến sĩ Sumita Khatri, MD - giám đốc Trung tâm Suyễn tại Cleveland Clinic ở Ohio (Mỹ). Có rất nhiều nguyên nhân gây nên, và mỗi người có thể có những nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như bụi, ô nhiễm, thay đổi thời tiết, và các bệnh do vi rút.

Trong khi đó, tiến sĩ Stephen Peters, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Y học Con người và Gien, cho biết: "Hen suyễn là một bệnh viêm, không phải là một chứng rối loạn tâm lý. Tuy nhiên, căng thẳng và cảm xúc đôi khi có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn”.

6. Dị ứng với lông động vật

Người ta lên cơn hen không phải do lông của vật nuôi trong nhà mà là bởi dị ứng với loại protein tiết ra từ tuyến dầu, nước bọt, cũng như nước tiểu của chúng. Tương tự, bụi trong không khí cũng thường gây ra các triệu chứng ho, khó thở. Vì thế, không khí và vệ sinh trong nhà của người có bệnh thường cần giữ sạch: Ga, gối, chăn, rèm cửa, thậm chí là thảm nên giặt thường xuyên bằng nước nóng để loại trừ tác nhân kích thích.

 

Nga Đỗ

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...