Những điều cần biết về bệnh lý lún đốt sống cổ

Thứ Ba, 18/10/2022 10:54 AM (GMT+7)

Tình trạng đau mỏi cổ đôi khi không chỉ xuất phát từ ngồi hay nằm sao tư thế. Đây còn là biểu hiện của chứng lún đốt sống cổ nguy hiểm.

Lún đốt sống cổ là bệnh lý khá phổ biến với các biểu hiện như đau cổ, nhức đầu, đôi khi khó cử động và bị buốt tương tự hiện tượng gai đốt sống cổ. Đây là tình trạng thân đốt sống xẹp lún khi xương cột sống bị thoái hóa, nứt vỡ do các chấn thương gây nên.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh lún đốt sống cổ thường xảy ra từ độ tuổi 25 do lao động quá sức dẫn đến tình trạng các đốt sống chịu áp lực quá cao, khiến chúng chèn ép vào vùng đĩa đệm. Lâu dần, đĩa đệm không chịu được áp lực và gây ra tình trạng lún đốt sống cổ.

dau-vai-gay

Mức độ nguy hiểm

Lún đốt sống cổ là tình trạng thân đốt sống sụt giảm, xảy ra khi khối xương hoặc thân đốt sống bị xẹp và gây cảm giác đau đớn dữ dội, biến dạng.

Hiện tượng này chủ yếu do tình trạng loãng xương gây ra. Trong khi đó, nữ giới có nguy cơ bị loãng xương cao gấp 4 lần so với nam giới. Không chỉ riêng Việt Nam, xu hướng loãng xương trên thế giới cũng đang gia tăng khi ngày càng có nhiều người gặp phải.

Nếu mắc lún đốt sống cổ tình trạng nhẹ, người bệnh thường gặp các triệu chứng đau nhức, khó vận động. Tuy nhiên, nếu bệnh diễn biến nặng, bệnh nhân có thể gặp các hậu quả nghiêm trọng.

Những biến chứng do lún đốt sống cổ gây nên gồm:

+ Cột sống vận động kém linh hoạt

+ Các động tác xoay đầu, vặn cổ, leo cầu thang, cúi gập người… khó khăn, gây đau nhức rất khó chịu

+ Hình dạng và cấu trúc của đốt sống cổ bị biến đổi

+ Đốt sống cổ cong vẹo sang một bên

+ Có thể khiến việc đứng không vững, dễ ngã nếu tình trạng lún đốt sống cổ nặng

+ Mất khả năng vận động, việc đi lại luôn phải nhờ sự trợ giúp từ người thân hoặc các thiết bị hỗ trợ nếu không điều trị kịp thời.

Trên thực tế, lún đốt sống cổ có nguy hiểm ra sao còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề khác nhau. Nhiều trường hợp mắc lún đốt sống cổ nhưng không có dấu hiệu đặc biệt. Hay cũng có trường hợp lún đốt sống cổ sau đó sốt nhẹ và kèm theo các biểu hiện đau mỏi cổ, khó khăn trong vận động…

nhan-biet-lun-xep-dot-song-co1622477377

Nguyên nhân gây lún đốt sống cổ

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng lún đốt sống cổ như:

+ Chấn thương cột sống

+ Loãng xương (khá phổ biến)

+ U thân đốt sống

+ Đa u tủy xương

Theo Tổ chức Chống loãng xương Thế giới, trong mỗi 100 triệu người mắc bệnh loãng xương sẽ có khoảng 3 triệu người bị lún xẹp đốt sống. Hơn 1/3 trong số đó trở thành đau mạn tính.

Tình trạng lún đốt sống xảy ra ở khoảng 25% bệnh nhân nữ trên 50 tuổi và 40% bệnh nhân nam 80-85 tuổi.

Ở những người bị loãng xương nặng, các hoạt động như nâng vật nhẹ, bước ra khỏi bồn tắm, thậm chí hắt hơi mạnh cũng có thể gây xẹp đốt sống hay một số biến chứng khác như gãy cổ xương đùi…

Trong khi đó, ở những người bị loãng xương mức độ trung bình, lún đốt sống cổ thường do tác động lực hoặc chấn thương gây ra như ngã, nâng vật nặng quá sức…

Ngoài ra, những người có cột sống khỏe mạnh bị lún đốt sống cổ thường do chấn thương nghiêm trọng như:

+ Tai nạn

+ Chấn thương thể thao

+ Ngã từ trên cao xuống

+ Phòng ngừa và điều trị xẹp đốt sống cổ

Để phòng ngừa bệnh lún đốt sống cổ cũng như hỗ trợ điều trị tốt nhất, mọi người nên chú ý các vấn đề bao gồm:

+ Ăn uống: Bổ sung nguồn thức ăn giàu canxi vào thực đơn hàng ngày, canxi có thể đến từ nguồn thức ăn, sữa hay dược phẩmTránh các yếu tố nguy cơ như đề cập ở phần nguyên nhân

+ Không hút thuốc lá, rượu, bia, cà phêTránh tình trạng thừa cân, thiếu cân

+ Chế độ sinh hoạt: Tăng cường vận động, tăng độ dẻo dai của cơ bắp, tránh ngã, nâng vật nặng quá sức

Về điều trị, các bệnh nhân lún đốt sống cổ có thể được chỉ định sử dụng nẹp chỉnh hình để giảm sự tỳ đè lên cột sống cổ, vai và các loại thuốc điều trị loãng xương, thuốc bổ sung canxi, vitamin D.

Hiện nay, trong quá trình điều trị lún đốt sống cổ, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh nghỉ ngơi, luyện tập, uống thuốc, tiêm thuốc hoặc tiến hành các phương pháp phẫu thuật nếu tình trạng nặng.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....