Những điều cần biết về bệnh ngón tay lò xo

Thứ Sáu, 06/09/2019 07:30 AM (GMT+7)

Những người làm nghề phải sử dụng ngón tay thường xuyên như giáo viên, nhân viên văn phòng, thợ may, người hay đánh máy... hay những người bị bệnh rối loạn nội tiết như tiểu đường, gout cũng thường mắc phải bệnh ngón tay lò xo.

Theo bác sĩ Nguyễn An Pháp, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, ngón tay lò xo còn gọi là ngón tay bật hay ngón cò súng. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 35 đến 60. Nguyên nhân do sự xơ dính giữa gân gấp ngón và ròng rọc giữ gân gấp, làm gân gấp bị dính vào ròng rọc khiến ngón tay không duỗi được.

Những người làm nghề phải sử dụng ngón tay thường xuyên như giáo viên, nhân viên văn phòng, thợ may, người hay đánh máy... Những người bị bệnh rối loạn nội tiết như tiểu đường, gout cũng thường mắc phải căn bệnh này.

ngontay

Các triệu chứng của ngón tay lò xo thường bắt đầu mà không có bất kỳ chấn thương nào hoặc sau một quãng thời gian bàn tay làm việc nặng.

Các triệu chứng gồm cục u mềm trong lòng bàn tay, sưng tấy, đau khi gấp hoặc duỗi thẳng ngón tay. Trong một số trường hợp nặng, ngón tay không thể duỗi thẳng, có thể bị một hoặc nhiều ngón.

Người bệnh có triệu chứng không thể tự duỗi ngón tay ra sau khi gập. Ảnh: Cẩm Anh

Bệnh ngón tay lò xo nếu phát hiện và điều trị sớm có thể tránh được các biến chứng, thời gian điều trị ngắn, tiết kiệm chi phí, ít bị ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.

Các phương pháp điều trị:

Điều trị không phẫu thuật

Người bệnh tình trạng nhẹ có thể uống thuốc kháng viêm giảm đau và áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như siêu âm, nhúng sáp, tập vận động, nẹp ngón tay... Khi uống thuốc và tập vật lý trị liệu không đáp ứng tốt, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc. 

Điều trị bằng phẫu thuật

Nếu bệnh ở giai đoạn nặng, kéo dài và không đáp ứng được các biện pháp trên, bác sĩ sẽ chỉ định tiểu phẫu.

Y học cổ truyền

Trong lúc chờ phẫu thuật, phương pháp châm cứu hoặc cấy chỉ sẽ giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm. Người bệnh có thể phối hợp với các biện pháp vật lý trị liệu để hiệu quả điều trị nhanh hơn.

Thuốc y học cổ truyền kết hợp với các phương pháp điều trị không dùng thuốc giúp người bệnh hạn chế uống thuốc kháng viêm giảm đau, giải quyết nhiều triệu chứng.

Bác sĩ Pháp khuyên người bệnh cần được thăm khám cẩn thận tại các cơ sở y tế để biết chính xác nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....