Những điều cần lưu ý khi khám sàng lọc trước khi tiêm chủng cho bà bầu

Thứ Hai, 08/06/2020 07:20 AM (GMT+7)

Khi mang thai, việc tiêm các vắc-xin cần thiết và khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là vô cùng quan trọng. Việc tiêm vắc-xin trước và trong khi mang thai không chỉ giúp bảo vệ mẹ mà còn có tác dụng phòng tránh các bệnh nguy hiểm với thai nhi.

tiem-phong-cho-ba-bau

Quy trình khám sàng lọc trước khi tiêm chủng

Bà bầu và thai nhi luôn thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm. Việc khám trước tiêm vắc-xin cho bà bầu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm những bất thường tiềm ẩn, đánh giá điều kiện sức khỏe của người được tiêm và hạn chế tối đa những phản ứng sau tiêm

Các bước khám sàng lọc trước khi tiêm chủng cho bà bầu bao gồm:

Bác sĩ, chuyên viên y tế hỏi tiền sử và các thông tin có liên quan.

Tiến hành đánh giá nhanh tình trạng sức khỏe hiện tại: kiểm tra tim phổi, đo thân nhiệt...

Đề xuất thực hiện các xét nghiệm bổ sung, chuyên sâu (nếu cần).

Kết luận tình trạng sức khỏe và đưa ra chỉ định tiêm chủng phù hợp.

Toàn bộ nội dung khám sàng lọc trước khi tiêm chủng sẽ được trung tâm y tế lưu trữ qua mỗi lần khám.

Sau khi khám sàng lọc và đủ điều kiện sức khỏe để tiêm chủng, bác sĩ sẽ chỉ định vắc-xin phù hợp cho người được tiêm. Nhân viên y tế sẽ giới thiệu tên, nước sản xuất, mục đích, hạn sử dụng của vắc-xin và tư vấn những vấn đề có liên quan đến tiêm chủng trước khi tiêm

Sau khi tiêm chủng, người được tiêm phải lưu lại 30 phút tại địa điểm tiêm chủng để theo dõi và đánh giá sức khỏe trước khi ra về. Nhân viên y tế sẽ tư vấn cho bạn cách theo dõi phản ứng và chăm sóc sau tiêm tại nhà.

Một số xét nghiệm trước tiêm chủng dành cho bà bầu

Trước khi có kế hoạch mang thai, phụ nữ nên chủ động tiêm phòng một số bệnh mà thai nhi có nguy cơ bị ảnh hưởng từ mẹ như

Cúm, sởi, quai bị: có thể gây sinh non, sảy thai, thai chậm phát triển.

Rubella, thủy đậu: nếu mẹ mắc trong thời gian mang thai có thể gây dị tật thai nhi...

Một số loại vắc-xin yêu cầu thực hiện xét nghiệm trước khi tiêm ngừa. Ví dụ: cần kiểm tra kháng thể virus viêm gan B, virus viêm gan A, sởi - quai bị - rubella, thủy đậu...trong cơ thể phụ nữ để đánh giá đã đủ khả năng sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh hay chưa. Nếu đã nhiễm bệnh thì việc tiêm phòng sẽ không đáp ứng được hiệu quả 100%, bác sĩ sẽ hướng dẫn các biện pháp khác để tránh nguy cơ lây nhiễm cho bé.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....