Những điều cần lưu ý khi rã đông sữa mẹ

Thứ Hai, 13/01/2020 02:48 PM (GMT+7)

Sữa mẹ sau rã đông đã hâm nóng chỉ để ở nhiệt độ phòng trong tối đa 4 giờ hoặc đặt trong tủ lạnh tối đa 24 giờ.

sua-me-ra-dong

 Những điều cần lưu ý khi rã đông sữa mẹ

Sữa được bảo quản tủ lạnh hay xuất hiện váng bề mặt, nước sữa bên dưới trong. Khi dùng, mẹ cần hấp nóng cách thủy với sữa bảo quản ngăn đá hay đặt bình sữa ngâm ấm trong bát nước ấm nóng với sữa bảo quản ngăn mát, lắc nhẹ bình sữa cho đều trước khi con ăn. Mẹ nên lưu ý khi có hiện tượng sữa rã đông kết tủa thành đám mây trắng đục thì là đã hỏng không sử dụng được, không đảm bảo chất lượng cũng như an toàn cho đường tiêu hoá của con. Túi hoặc bình đựng sữa mẹ đông lạnh của bạn nên có nhãn có ghi ngày tháng. Ưu tiên rã đông và hâm nóng bình sữa đã bảo quản lâu nhất.

Không nên làm tan sữa mẹ đông lạnh ở nhiệt độ phòng: khi làm tan sữa mẹ ở nhiệt độ phòng rất có thể bị vi khuẩn xâm nhập, nên để rã đông sữa ở ngăn mát tủ lạnh.

Không rã đông bằng cách đun sữa mẹ hay rã đông sữa bằng lò vi sóng: vì sóng microwave, sóng điện từ sẽ phá huỷ vitamin và kháng thể thiết yếu trong sữa, khiến sữa mẹ mất một phần chất đạm cũng như các dinh dưỡng quý báu khác, hơn nữa sữa nóng không kiểm soát được có thể làm bỏng con. Sữa sau khi rã đông, nếu bé bú không hết thì phải bỏ đi, không được dùng hay trữ lại. Không pha sữa đông thừa với sữa mới vắt.

Không nên sử dụng bếp để rã đông sữa mẹ: Khi mẹ đặt một túi hoặc hộp đựng sữa mẹ vào nồi nước sôi trên bếp, nó có thể bị quá nóng, dẫn tới phá hủy các chất dinh dưỡng và gây bỏng nguy hiểm cho con. Khi đun nóng sữa, sữa có thể nóng không đều tạo ra những điểm nóng rất dễ gây bỏng miệng trẻ. Trong trường hợp cần rã đông nhanh hơn, mẹ có thể đặt bình sữa vào một bát nước ấm, đảm bảo mực nước không ngập bình sữa.

Không lắc bình sữa rã đông hay thay đổi nhiệt độ đột ngột: bởi khi lắc mạnh hay thay đổi nhiệt độ đột ngột sữa mẹ mất đi tính năng của các kháng thể, protein giúp bảo vệ cơ thể bé, mất một phần dinh dưỡng trong nguồn sữa. Các loại kháng thể Lysozyme, Lactoferrin... sẽ phát huy tính năng kháng viêm nhiễm, hay chống hiện tượng sưng tấy niêm mạc của ruột chỉ khi chúng có đúng dạng cấu trúc ban đầu của phân tử. Khi một số đoạn giữ nguyên và một số đoạn phân tử bị tác động, khiến đứt gãy thành bờ của amino axit, dù còn giá trị dinh dưỡng nhưng mất khả năng kháng thể. 

Sữa mẹ sau rã đông đã hâm nóng chỉ để ở nhiệt độ phòng trong tối đa 4 giờ hoặc đặt trong tủ lạnh tối đa 24 giờ.

Loại bỏ sữa đông thừa nếu con không sử dụng hết sau 24h. Sau khi rã đông và hâm nóng sữa mẹ nên cho trẻ sử dụng trong vòng 2 giờ đồng hồ, con chưa ăn mẹ có thể để trong ngăn mát tủ lạnh, không nên để ở nhiệt độ phòng, thời gian lưu lại trong tủ lạnh không nên quá 24h. Sau 24h, mẹ nên loại bỏ, tuyệt đối không pha sữa đông dư thừa với sữa mới vắt sử dụng lần ăn tiếp theo.

Hương vị của sữa mẹ rã đông thay đổi: Đôi khi sữa tan đá có mùi không dễ chịu với con. Có thể là mùi và vị chua lạ là từ một loại enzyme trong sữa có tên là lipase. Lipase tự nhiên phá vỡ các chất béo của sữa trong quá trình bảo quản, tuy nhiên vẫn an toàn khi cho con ăn sữa. Mùi khó chịu này chỉ có mẹ mới ngửi thấy rõ. Hầu hết các bé sẽ vẫn ăn bình thường chỉ có điều những bé nhạy cảm có thể không uống vì không thích mùi vị đó. Nếu vẫn muốn cho con ăn ngon lành, mẹ có thể đun sữa nóng xuất hiện bong bóng nhỏ là tắt bếp, tuyệt đối không đun sôi.

Rã đông sữa mẹ đúng cách tưởng dễ dàng nhưng đối với nhiều bà mẹ sẽ thật vất vả và khó khăn. Hãy áp dụng những yêu cầu trên đây để con bạn có được nguồn dinh dưỡng dồi dào, an toàn và đảm bảo nhất.

Cách sử dụng

Cho bé uống sữa ngay sau khi rã đông. Trước khi cho bé uống, nên ngâm bình sữa trong nước ấm để tăng nhiệt độ sữa bằng nhiệt độ cơ thể. Nếu bé uống không hết thì bỏ đi, không cho bé sử dụng lại.Chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt. Do đó, khi làm ấm sữa, bạn nên lắc đều để tái phân bố lại lớp chất béo này.

Lò vi sóng có thể làm hủy hoại đi các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ. Vì vậy, bạn không nên sử dụng lò vi sóng để làm ấm sữa.

Một số mẹ có hàm lượng lipase (một loại men tiêu hóa chất béo) trong sữa cao, khi rã đông sẽ khiến sữa có mùi vị của xà phòng, nhiều bé không muốn uống.

Trong trường hợp này, bạn có thể đun nhẹ sữa ở 80 đến 82 độ C để làm mất lipase. Sau đó làm lạnh nhanh và bảo quản sữa lại trong tủ lạnh.

Trần Thị Hải Yến

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....