Những điều cần tránh sau khi hết kinh nguyệt

Chủ Nhật, 20/11/2022 10:03 PM (GMT+7)

Ngay sau kỳ kinh nguyệt, chị em vẫn nên có những lưu ý dưới đây để bảo vệ vùng kín tránh khỏi những bệnh viêm nhiễm nguy hiểm.

1. Quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo. Hơn nữa, trong khi hành kinh thì lớp niêm mạc bao phủ trong đường âm đạo bị phù nề nên rất dễ bị tổn thương...

chuyen-ay--ngay-kinh-nguyet--nen-hay-khong-nen-2

Thế nhưng ngay cả khi vừa hết kinh nguyệt thì chị em cũng không nên gần gũi ngay, bởi thời kỳ này các lớp biểu bì vừa bị bong tróc do cọ xát. Dù không còn chảy máu nữa nhưng vẫn chưa thực sự hồi phục và tái tạo, có thể khiến chị em đối mặt với nguy cơ viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu… nếu gần gũi.

Thời điểm tốt nhất để quan hệ khi hết kinh nguyệt chính là sau 3 ngày, đó là lúc bộ phân sinh dục của nữ giới đã trở lại trạng thái bình thường. Khi bạn quan hệ lúc này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe bộ phận sinh dục nữ mà còn giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh phụ khoa.

2. Ăn đồ sống lạnh, có chất kích thích

Trong thời kỳ kinh nguyệt, chế độ ăn uống của chị em cũng bị hạn chế rất nhiều nên ngay khi hết kinh cần chú ý tránh ăn những món dễ gây kích thích đường tiêu hóa.

Nếu ăn đồ sống, lạnh trong thời kỳ này thì chẳng những làm tăng độ ẩm mà còn dễ kích thích tử cung, làm chất độc trong tử cung ngày càng nhiều và khiến tình trạng đau bụng kinh nghiêm trọng hơn.

3. Vận động mạnh, tập luyện quá sức

buon-non-va-oi-mua-khi-tap-the-duc4

Cũng như khi có kinh nguyệt, nếu vận động mạnh ngay khi vừa kết thúc kỳ kinh có thể ảnh hưởng đến quá trình sửa chữa những tổn thương trong tử cung, có thể gây xuất huyết tử cung, vì lúc này nội mạc tử cung vẫn chưa hoàn toàn hồi phục trở lại bình thường.

Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến toàn bộ chu kỳ kinh nguyệt về sau mà còn gây ra viêm nhiễm. Tuy nhiên, chị em vẫn có thể tập thể dục sau kỳ kinh nguyệt nhưng tốt nhất nên vận động nhẹ nhàng.

4. Đi bơi

Ở các bể bơi công cộng, điều kiện vệ sinh không phải lúc nào cũng tốt. Ở giai đoạn cuối kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung mở, nếu bơi lội vào thời điểm này có thể dễ dàng khiến vi khuẩn ở bể bới xâm nhập sâu bên trong gây nhiễm trùng. Việc đi bơi vào thời điểm này không chỉ gây hại cho tử cung, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, thậm chí còn mắc các bệnh phụ khoa. Vì vậy, phụ nữ cần dành thêm thời gian để cơ thể hồi phục tốt, tránh thực hiện các hoạt động gây tổn thương cho tử cung và cơ thể.

5. Tránh gội đầu bằng nước lạnh

goi-dau-bang-nuoc-nong-co-gay-rung-toc-khong

Khi vừa hết kỳ kinh, gội đầu bằng nước lạnh có thể gây tổn thương đến tử cung. Bởi vì lúc này cơ thể vẫn còn yếu, gội đầu bằng nước lạnh sẽ khiến tử cung bị nhiễm lạnh, dẫn đến kỳ kinh tiếp theo rất có thể bị đau bụng kinh. Nếu sau khi gội đầu, không lau khô tóc mà đi ngủ ngay thì hậu quả còn nghiêm trọng hơn. Có thể trong thời gian ngắn sẽ không xuất hiện bất thường, nhưng kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ thay đổi như kỳ kinh không đều, hoặc sức khỏe kém sau khi có tuổi.

6. Mặc quần bó sát, hở eo

Để khoe dáng, nhiều chị em thích mặc đồ hở eo nhưng nếu mặc khi vừa kết thúc kinh nguyệt thì dễ làm vùng eo bị lạnh, từ đó cũng khiến độ lạnh trong tử cung tăng lên.

Đồng thời, bạn cần tránh mặc quần bó sát vì cũng dễ khiến nhiệt độ tầng sinh môn tăng cao, vùng kín sinh sôi nhiều vi khuẩn nên có thể gây viêm nhiễm trong thời kỳ này.

7. Nhổ răng

Nữ giới không nên nhổ răng trong kỳ kinh nguyệt và cũng nên tránh nhổ răng ngay sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt.

t1-20

Trong thời kỳ này, thể chất của nữ giới suy giảm, chức năng đông máu cũng sẽ kém đi, nếu nhổ răng trong thời gian này rất dễ gây chảy máu nhiều. Tốt nhất, bạn nên đi nhổ răng sau một tuần hết kinh. Bởi lúc này sức đề kháng của cơ thể đã hồi phục và chức năng đông máu cũng từ từ trở về trạng thái bình thường.

8. Khám phụ khoa, khám ngực

Phụ nữ không thích hợp khám phụ khoa ngay sau khi hết kinh, tốt nhất nên khám sau khi hết kinh từ 3 đến 7 ngày bởi kết quả khám phụ khoa lúc này không chính xác. Lý do là thời điểm này cổ tử cung tương đối mềm, giảm bớt sự khó chịu và dễ lấy dịch âm đạo hơn.

Ngoài ra, chị em cũng không nên đi khám ngực khi vừa hết kinh nguyệt. Vì khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ sẽ có cảm giác đau ở ngực, thậm chí có khi còn sờ thấy cục sần bên trong ngực. Nếu đi kiểm tra ngực trong giai đoạn này sẽ khiến các bác sĩ khó phân biệt giữa tăng sản lành tính và khối u nhỏ.

Thời điểm đi khám ngực tốt nhất là 1 tuần sau khi kết thúc kỳ kinh. Thời điểm này, các estrogen đã trở lại mức ban đầu, ngực trở nên nhỏ hơn và mềm hơn, hiện tượng đau và căng cứng được giảm bớt hoặc thậm chí biến mất, và các nốt tăng sản cũng giảm hoặc không còn tồn tại.

9. Thức khuya

thuc_khuya

Bất kể lúc nào và ở đâu, phụ nữ cũng không nên thức khuya, đặc biệt là sau khi hết kinh. Nên giữ chế độ nghỉ ngơi hợp lý và đều đặn. Thức khuya vào thời điểm này sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến bạn dễ mắc bệnh, đồng thời còn ảnh hưởng đến trạng thái da, đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....