Những điều cha mẹ cần thực hiện khi trẻ sơ sinh bị vàng da

Thứ Tư, 27/03/2019 09:49 AM (GMT+7)

Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh diễn ra khá phổ biến dù trẻ đủ tháng hay sinh non. Nguyên nhân bệnh có thể do sinh lý hoặc bệnh lý và khi không phát hiện kịp thì có khả năng gây nguy hiểm. Vậy cha mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị vàng da? Bài viết sau đây sẽ giải đáp.

Empty

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Nếu trẻ đủ tháng, sức khỏe bình thường thì vàng da khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi được coi là sinh lý. Bệnh sẽ hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng.

Mức độ vàng da nhẹ sinh lý khá nhẹ, không kết hợp các triệu chứng bất thường khác.. Nồng độ bilirubin/máu và tốc độ tăng bilirubin/máu không vượt quá mức cho phép trong 24 giờ.

Vàng da là bệnh lý khi có bất thường từ một trong số các tiêu chuẩn cơ bản. Đó là vàng da đậm xuất hiện sớm, da không hết vàng sau 1 hoặc 2 tuần đối với trẻ non tháng. Ngoài ra, mức độ vàng da lan toàn thân và cả mắt.

Vàng da còn kết hợp thêm các triệu chứng bất thường khác. Đặc biệt, kết quả xét nghiệm bilirubin trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Nếu trẻ có các dấu hiệu vàng da bệnh lý, mẹ cần phải đưa ngay trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi. Khi đó, trẻ sẽ được chẩn đoán và điều trị sớm đạt hiệu quả cao.

Cách phát hiện trẻ bị bệnh vàng da

Sau khi sinh con khoảng 1 đến 2 ngày, mẹ quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi có ánh sáng. Cha mẹ có thể dùng ngón tay ấn nhẹ vào trán, mũi và trên cơ thể trẻ. Trường hợp thấy da có màu vàng đậm mà không trắng như da các trẻ khác thì cha mẹ cần cảnh giác.

Empty

Mẹ nên quan sát những biểu hiện bất thường của trẻ như quấy khóc, bú yếu, ngủ nhiều. Hoặc các dấu hiệu khác như nước tiểu ít và trong, không đi tiêu phân su cũng đáng lo ngại.

Việc điều trị bệnh vàng da rất khó thực hiện, trẻ phải được rọi đèn nhằm loại bỏ nhanh chất độc trong cơ thể. Tiếp đến, trẻ phải thay máu nếu bị nặng và làm xét nghiệm để tìm chất độc bilirubin. Ngoài ra, trẻ còn cần sử dụng thuốc điều trị bệnh vàng da đặc hiệu theo liều chỉ dẫn của bác sĩ.

Cha mẹ phải làm gì khi trẻ bị vàng da?

Nếu trẻ bị vàng da nhẹ, cha mẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn đặt trẻ gần cửa sổ, chọn nơi có ánh nắng dịu của mặt trời. Cha mẹ lưu ý nên cho trẻ tắm nắng vào khoảng 8-8h30 mỗi sáng, lúc trời không quá nóng hay quá lạnh.

Mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ hỗ trợ đào thải chất Bilirubin nhanh chóng qua đường tiêu hóa. Cha mẹ cần theo dõi diễn biến tiếp theo của chứng vàng da mỗi ngày trong vòng 7-10 ngày sau sinh.

Trường hợp trẻ bị vàng da nặng cần phải được nhập viện ngay để điều trị tích cực. Bác sĩ sẽ chữa cho bé bằng các phương pháp khoa học như chiếu đèn, thay máu..

Trên đây là những thông tin chi tiết cung cấp cho cha mẹ những điều cần thực hiện khi trẻ sơ sinh bị vàng da. Căn bệnh này nếu bị năng rất khó chữa trị. Do đó, các bậc cha mẹ hãy quan sát và thực hiện các việc trên để trẻ nhanh khỏi bệnh nhé.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....