Những điều mẹ cần biết về chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)

Thứ Ba, 01/01/2019 04:43 PM (GMT+7)

Không phải người mẹ nào cũng biết về chứng tăng động giảm chú ý có tên viết tắt là ADHD. Có khoảng 80% trẻ đã từng phải trị liệu về ADHD cần tiếp tục trị liệu, theo dõi tới khi ở độ tuổi thanh thiếu niên, ½ trong số đó phải theo dõi đến độ tuổi trưởng thành.

Empty

Trẻ cần phải kiểm soát về sự rối loạn của mình trong suốt thời gian điều trị. Vậy nên chứng tăng động giảm chú ý cũng là một chứng mà các bà mẹ nên dành thời gian tìm hiểu và nắm bắt thông tin.

Chẩn đoán bệnh tăng động giảm chú ý

Khi đưa trẻ tới các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ khám tổng quát cho trẻ và xem xét lịch sử điều trị cũng như mối quan hệ xã hội của bé ra sao. Bên cạnh đó quá trình mang thai của mẹ hoặc người trong gia đình từng mắc chứng bệnh tăng động giảm chú ý hay không cũng là thông tin cần thiết giúp ý cho bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh tình của trẻ. Bác sĩ sẽ yêu cầu bé làm một số xét nghiệm để có thể loại trừ các vấn đề về nghe nhìn của bé.

Một số kiến nghị dành cho phụ huynh là có thể đưa trẻ tới các nhà tâm lý học hay tâm thần học. Khi chẩn đoán bệnh tăng động giảm chú ý bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm phù hợp với bé như kiểm tra trí nhớ, những kỹ năng giải quyết các vấn đề cũng như khả năng nghe nhìn…

Nếu có thể bác sĩ sẽ yêu cầu người phụ trách chăm sóc trẻ như bảo mẫu hay cô giáo … điền vào bảng hỏi hoặc bác sĩ phỏng vấn trực tiếp. Một số câu hỏi dành cho người chăm sóc trẻ sẽ có câu trả lời dạng “không bao giờ”, “luôn luôn”, “thường xuyên… Câu hỏi có dạng như bé có thường xuyên vận động liên tục không….

Empty

Việc quan sát trẻ là điều quan trọng nhất để xem trẻ có biểu hiện hay hành động liên quan đến ADHD không. Nếu có người chăm sóc trẻ đi cùng thì bác sĩ sẽ yêu cầu phụ huynh và người chăm sóc xem xét có sự thay đổi ở môi trường tại phòng khám không. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cuối cùng cho tình trạng của bé.

Những liệu pháp điều trị ADHD hiện nay

Phụ huynh có thể chọn lựa dựa vào hành vi, gia đình hoặc là thuốc để điều trị cho con trẻ. Với trẻ mẫu giáo thì liệu pháp gia đình và hành vi là khá phù hợp. Cụ thể như sau:

Liệu pháp gia đình: Đây là cách tốt nhất để điều trị chứng tăng động giảm chú ý của trẻ. Chúng có tên gọi khác là liệu pháp giáo dục tư tưởng cho cha mẹ. Khi này, cha mẹ của trẻ sẽ học cách giải quyết những thất vọng hay buồn phiền trước hành vi của trẻ và bắt đầu suy nghĩ tích cực, thay đổi kỳ vọng.

Liệu pháp hành vi: Khi này, liệu pháp sẽ hướng dẫn phụ huynh cấu trúc lại các tình huống ở nhà hay ở trường để hạn chế tối đa các kích thích có thể khiến bé phân tâm. Liệu pháp hành vi sẽ giúp bé chuẩn bị tâm lý đối mặt với những tình huống cụ thể hay sự chuyển đổi từ hoạt động này sang hoạt động khác.

Liệu pháp dùng thuốc điều trị: Khi dùng thuốc điều trị chứng tăng động giảm chú ý thì bác sĩ khuyến cáo không nên dùng cho trẻ dưới 6 tuổi, dù cho nghiên cứu chỉ ra áp dụng được cho trẻ từ 4 tuổi. Các loại thuốc có thể có tác động nhanh chậm khác nhau, nhưng nhìn chung chúng sẽ điều chỉnh lại mức độ truyền dẫn thần kinh trong não bộ.

ADHD là một thuật mới và được các chuyên gia vẫn đang nỗ lực để tìm ra biện pháp điều trị tốt nhất. Tốt nhất các phụ huynh không nên hoang mang, lo lắng mà hãy phối hợp chặt chẽ với bác sỹ tư vấn và bác sỹ trị liệu để giúp bé tốt nhất

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....