Những điều nên biết về chất bẩn ở vùng sinh dục

Thứ Năm, 24/11/2022 11:18 PM (GMT+7)

Ở cả nam và nữ, vùng sinh dục, thường có những chất bẩn có màu trắng đục và có mùi đậm, khó chịu gọi là bựa sinh dục. Vậy chúng là gì và có vai trò hay tác hại gì không? Nếu cần vệ sinh chúng thì nên làm thế nào?

1. Bựa sinh dục là gì?

Bựa sinh dục là sự tích tụ các chất cặn được hình thành từ tuyến bã nhờn, nước tiểu, chất nhờn và tế bào da chết do bộ phận sinh dục tiết ra. Đồng thời còn có sự hiện diện của các loại vi sinh vật thường trú tại đây. Đây là phần chất dịch cặn màu trắng ngà, dạng sệt tích tụ ở ngách kẽ bộ phận sinh dục.

bua-sinh-duc-la-nhu-the-nao

Ở cơ thể người, bựa sinh dục có thể thấy trong các nếp môi nhỏ của âm hộ nữ giới. Nguyên nhân là do sự tiết nhờn của tuyến đầu tiết ở âm vật, kết hợp với các tế bào biểu mô tróc vảy.

Còn đối với nam giới, bựa sinh dục thường tìm thấy ở bao quy đầu. Chúng có màu trắng quanh rãnh dương vật. Bựa sinh dục có tác dụng như chất bôi trơn, giữ ẩm và giúp các tuyến hoạt động trơn tru trong quá trình quan hệ tình dục. Bựa sinh dục được coi là lành tính.

2. Nguyên nhân gây bựa sinh dục

Nguyên nhân chính khiến bạn có bựa sinh dục là do không vệ sinh vùng kín sạch sẽ làm các chất cặn bã tích tụ ở bộ phận sinh dục theo thời gian.

Nam giới có rủi ro cao xuất hiện bựa sinh dục nếu bị dài hay hẹp bao quy đầu. Dài bao quy đầu là tình trạng phần da quy đầu che mất dương vật còn hẹp bao quy đầu là khi da quy đầu không kéo xuống hay lên được ngay cả khi cương cứng.

Khi gặp những vấn đề về bao quy đầu, bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn khi vệ sinh bộ phận sinh dục, từ đó mà da quy đầu đọng lại các chất cặn bã, tinh dịch, nước tiểu gây nên tình trạng bựa sinh dục.

3.Tác dụng của bựa sinh dục 

Trên thực tế, bựa sinh dục đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh môi trường vùng kín. Cụ thể: 

- Bựa sinh dục có tác dụng như một chất bôi trơn, giữ ẩm và giúp các tuyến hoạt động trơn tru trong khi quan hệ tình dục. 

- Chúng chứa các enzym chống vi khuẩn bao gồm: Lysozyme và androsterone. Trong đó, lysozyme là chất được sản sinh từ tuyến tiền liệt và túi tinh, giúp phá hủy thành tế bào vi khuẩn. Đồng thời, ức chế và tiêu diệt các loài nấm candida.

- Trong bựa sinh dục có thể chứa các hợp chất hóa học hoạt động miễn dịch như cathepsin B, lysozyme, chymotrypsin, neutrophil elastase, cytokine.

4. Bựa sinh dục gây bệnh gì? 

Bựa sinh dục được coi là lành tính nhưng nếu để chất cặn này bám lại quá lâu mà không được vệ sinh thì nó lại gây ra mùi hôi khó chịu. Đây cũng chính là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra các bệnh lý nguy hiểm như: 

Viêm âm đạo 

Vi khuẩn, đặc biệt là nấm Candida bị bựa sinh dục ngăn chặn lại tại cửa âm đạo nhưng lại không được rửa trôi đi nên sẽ phát triển và sinh sôi ngay tại khu vực này. Từ đó, gây nên bệnh lý viêm âm đạo. Viêm âm đạo nếu không được chữa trị kịp thời còn kéo theo viêm nhiễm ngược dòng, tức là vi khuẩn sẽ xâm nhập trở lại vào sâu bên trong, gây viêm âm hộ, viêm vùng chậu, viêm đường tiết niệu và viêm cổ tử cung. 

5cd3f78efeabaf4f0471a09f_Bựa sinh dục có nguy hiểm không 16

Viêm bao quy đầu 

Nếu bựa sinh dục dẫn đến viêm âm đạo ở nữ giới thì nó sẽ gây viêm bao quy đầu ở nam giới. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em nhiều hơn là người trưởng thành do những người chưa cắt bao quy đầu thường dễ mắc bệnh hơn. 

Nhiễm trùng đường tiết niệu 

Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là căn bệnh phổ biến do vi khuẩn uropathogenic có trong bựa sinh dục gây nên. Loại vi khuẩn này có tính bám dính cao. Hơn nữa, chúng thường khu trú quanh miệng sinh dục nên càng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng với mức độ tăng dần.

Theo một nghiên cứu, 95% trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng tiểu không được cắt bao quy đầu. Trong khi đó, điều này chỉ xảy ra ở 4,12% trẻ nam chưa cắt bao quy đầu.

Sỏi sinh dục 

Bình thường, các phần mucin và tế bào chết được dồn ứ, tạo nên bựa sinh dục. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, các chất bẩn sẽ đóng thành vảy và hình thành dạng “sỏi” sinh dục. Sỏi sinh dục thường gặp ở nam giới hơn nữ giới, nhất là những người hẹp bao quy đầu. Các bác sĩ khuyến nghị bệnh nhân nên sớm loại bỏ lớp cặn này ngay lập tức vì nó gây tổn thương da quy đầu và gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục. 

5. Bựa sinh dục có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, bựa sinh dục có cả tác dụng và tác hại. Nếu để chất cặn này kéo dài sẽ kéo theo một số biến chứng nghiêm trọng như: 

Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nam khoa và phụ khoa 

Nam giới có lớp cặn sinh dục quá dày sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh nam khoa như: Viêm quy đầu, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm tuyến niệu đạo,... Ngược lại, nữ giới lại rất dễ gặp phải tình trạng viêm nhiễm, ngứa, rát và sưng âm đạo. 

Trẻ em nếu không vệ sinh vùng kín sạch sẽ cũng không tránh khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Trẻ sẽ thường cảm thấy đau và ngứa rát ở bộ phận sinh dục. Da vùng kín xuất hiện mụn và vết lở loét làm viêm nhiễm. Chính điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ khi trưởng thành.

Giảm chức năng sinh lý 

Mùi hôi tanh cùng lớp bựa cứng lại khó vệ sinh chính là rào cản rất lớn trong quá trình quan hệ tình dục. Tình trạng này làm mất đi cảm xúc hưng phấn và ham muốn tình dục của cả người bệnh và đối phương. Từ đó, góp phần làm giảm chức năng sinh lý vốn có của bệnh nhân. 

Nếu bệnh lý phụ khoa, nam khoa tiến triển nặng lên, bạn còn có khả năng đối mặt với nguy cơ yếu sinh lý, thậm chí là vô sinh, hiếm muộn. 

20220617_bua-sinh-duc-3

Tăng nguy cơ mắc ung thư 

Tình trạng bựa sinh dục kéo dài cùng với việc điều trị chậm trễ khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm. Lúc này, các tế bào ở cơ quan sinh sản lại càng dễ dàng biến đổi, trở thành các khối u ác tính. 

Ung thư ở bộ phận sinh dục có thể kể đến các bệnh lý như: Ung thư tinh hoàn, ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,... đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. 

6. Các phương pháp làm sạch bựa sinh dục

Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng tình trạng này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Bạn có thể thử áp dụng các lời khuyên sau đây để ngăn ngừa những vấn đề liên quan đến vùng kín nhé.

Cách làm sạch bựa sinh dục nam

Cách đơn giản nhất để loại bỏ các chất cặn bã là bạn hãy làm sạch bộ phận sinh dục của mình bao gồm cả xung quanh và bên trong bao quy đầu. Dưới đây là những bước thực hiện:

– Nhẹ nhàng kéo bao quy đầu xuống để làm sạch “cậu bé”. Nếu các mảng bám dính ở bao quy đầu là quá cứng khiến bạn không kéo bao xuống được thì bạn nên ngừng lại vì sẽ làm bạn đau, rách da dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.

– Dùng nước ấm để rửa khu vực thường bị bao quy đầu che phủ.

– Sử dụng dầu bôi trơn nhẹ nhàng xoa lên khu vực bựa sinh dục đã cứng lại để nới lỏng sự tích tụ rồi rửa sạch lại bằng nước. Bạn lưu ý không dùng các thiết bị sắc nhọn hoặc tăm bông để cạo bựa sinh dục vì sẽ khiến da bạn tăng nguy cơ bị kích ứng.

– Nhẹ nhàng lau khô vùng kín. Đưa bao quy đầu trở lại vị trí cũ và lặp lại các bước trên hàng ngày cho đến khi bựa sinh dục biến mất.

cach-ve-sinh-bua-sinh-duc-nam

Cách làm sạch bựa sinh dục nữ

Làm sao để tẩy bựa sinh dục nữ? Dưới đây là các bước vệ sinh bựa sinh dục ở nữ giới bạn có thể thực hiện tại nhà:

– Nhẹ nhàng kéo các nếp gấp âm đạo. Bạn có thể đặt hai ngón tay của mình theo hình chữ V để giúp trải rộng các nếp gấp.

– Sử dụng nước ấm để làm sạch nếp gấp. Bạn tránh dùng xà phòng vì sẽ có nguy cơ bị lẫn vào bên trong cửa âm đạo và gây kích ứng.

– Tránh thụt rửa âm đạo vì sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng và gây ra các vấn đề sức khỏe khác.

– Rửa sạch khu vực này bằng nước rồi nhẹ nhàng lau khô.

Bựa sinh dục có thể được ngăn chặn khi bạn biết vệ sinh vùng kín đúng cách. Bên cạnh đó, bạn cũng nên mặc đồ lót rộng rãi, làm từ chất liệu thoáng khí như vải cotton vì quần bó sát sẽ làm tăng nguy cơ tích tụ bựa sinh dục. Khi vệ sinh vùng kín, bạn chỉ nên làm sạch bằng nước ấm và tránh hóa chất tẩy rửa gây nhiễm trùng da. Bạn cũng cần lưu ý không nên chà xát vùng kín hoặc thụt rửa bộ phận sinh dục để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....