Những gì cần chú ý trong chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư phổi?

Thứ Hai, 09/03/2020 02:03 PM (GMT+7)

Chúng ta đều biết rằng, những người bị bệnh muốn điều trị tốt thì điều quan trọng là phải chú ý hơn trong chế độ ăn uống. Điều tương tự cũng đúng với bệnh nhân ung thư phổi, và sẽ phải có một số thay đổi trong ăn uống.

ung-thu-phoi

Đảm bảo lượng dầu và muối phù hợp, không nên kiêng khem quá

Mặc dù người bị bệnh ung thư phổi không được khuyên nên ăn nhiều thịt cá quá mức, nhưng cũng không nên ăn cháo suông hoặc những món ăn nghèo dinh dưỡng.

Trong khi nấu và chuẩn bị chế độ ăn cho bệnh nhân, bạn có thể thêm dầu và muối một cách thích hợp để tăng hương vị cho món ăn, làm tăng cảm giác thèm ăn của bệnh nhân vì giai đoạn này khẩu vị của người bệnh rất kém.

Tại thời điểm này, nên ưu tiên những món ăn nhẹ nhàng thì tốt hơn bởi vì có thể người bệnh sẽ có cảm giác khó nuốt. Nếu để bệnh nhân ăn ít quá có thể gây suy dinh dưỡng.

Do đó, người nội trợ nên điều chỉnh cách nấu ăn phù hợp với tình trạng của người bệnh bằng cách thêm các loại gia vị trong khi chế biến để tăng cảm giác thèm ăn, giúp người bệnh có thể ăn được nhiều hơn, chất lượng hơn.

Bổ sung protein (chất đạm) đúng cách

Khi các thành viên trong gia đình chế biến món ăn hàng ngày cho bệnh nhân, bạn nên chuẩn bị nhiều thực phẩm giàu protein hơn, điều này sẽ giúp tăng các tế bào bạch cầu.

Ví dụ: đậu nành, sữa, thịt, cá, thịt bò và các thực phẩm khác. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu kém ăn và khó tiêu, nên ưu tiên sử dụng một số món ăn kèm một cách thích hợp, ví dụ như táo gai, củ cải, trần bì…

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn nhiều loại nấm, đặc biệt là nấm hương. Đây là loại nấm chứa các axit amin theo nhu cầu của cơ thể, cũng như các nguyên tố vi lượng như canxi, đồng, sắt, mangan… giúp hệ thống miễn dịch của bệnh nhân hoạt động tốt hơn. Do đó, người nội trợ nên bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày cho người bệnh.

Ăn ít đường

Mặc dù lời khuyên ở trên đã nói rằng nên cho bệnh nhân ăn uống đa dạng khẩu vị để khuyến khích sự thèm ăn, nhưng riêng đường lại là thứ cần phải tiết giảm. Vì các thế bào ung thư rất "thích" đường, thậm chí coi đường là "thức ăn" của chúng.

Chúng ta biết rằng, đường Glucose có thể tạo ra rất nhiều nhiệt lượng khi nó bị đốt cháy hoàn toàn trong cơ thể và các tế bào khối u có thể hấp thụ glucose hơn 10 lần so với các tế bào bình thường, nhưng các tế bào ung thư chỉ sử dụng khoảng 5% năng lượng trong số chúng.

Glucose được hoàn trả dưới dạng "chất thải" khi nó bắt đầu bị tiêu hao, gây ra một lượng lớn axit lactic, gây ức chế hoạt động của tế bào T và hệ miễn dịch.

Các tế bào ung thư không cho phép glucose giữ được tác dụng của nó và chúng cũng phát triển các tác động có hại đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Đó là lý do các bác sĩ khuyên bệnh nhân ung thư cần giảm lượng đường.

Đường cũng có thể được cung cấp đủ từ chế độ ăn uống hàng ngày mà không cần ăn bổ sung.

Loại bỏ nhóm chất phụ gia có chứa thành phần phốt phát (phosphate)

Loại thực phẩm này phổ biến có trong nước ngọt có ga, sô cô la, kem, bánh quy, nước sốt cà chua và nhiều thực phẩm khác. Những thực phẩm này được xem là có chứa chất phụ gia thực phẩm phốt phát.

Có những thí nghiệm nghiên cứu khoa học và các thí nghiệm trên động vật đã phát hiện ra rằng phụ gia thực phẩm phốt phát có thể đẩy nhanh sự phát triển của bệnh ung thư phổi.

Trong các thí nghiệm trên động vật, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ở những con chuột bị ung thư phổi, sau khi thêm 0,5% đến 1,0% phốt pho vô cơ vào thức ăn của nó, khối lượng ung thư phổi ở chuột tiêu thụ phốt pho vô cơ sau 4 tuần lớn hơn đáng kể so với chuột không có thức ăn phốt pho vô cơ.

Đối với các loại thực phẩm được đề cập ở trên, bệnh nhân ung thư phổi tốt nhất không nên ăn.

Ngoài lựa chọn chế độ ăn uống, điều quan trọng cần nhắc nhở mọi người rằng, ung thư phổi là một căn bệnh nghiêm trọng, đừng nghe những lời mời mọc rằng có đơn thuốc này, bài thuốc kia hoặc những thực phẩm chức năng nào đó có thể được chữa khỏi trong một vài liệu trình. Thay vào đó, đừng trì hoãn quá trình điều trị vì có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống và tính mạng của bạn.

Lời khuyên là bạn nên đến bệnh viện thường xuyên để điều trị, tuân theo chỉ định của bác sĩ và nếu cần, hãy nhập viện để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....