Những gia vị là kẻ thù của gan 

Chủ Nhật, 19/07/2020 08:45 AM (GMT+7)

Chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lá gan. Có nhiều loại thực phẩm rất tiện lợi, hoặc rất tốt cho nhiều tình trạng bệnh lý khác nhưng lại không thực sự tốt cho gan.

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Tất cả mọi thứ bạn ăn vào đi qua gan để chuyển hóa. Vì vậy thói quen ăn uống không khoa học sẽ không tốt cho sức khỏe. Để bảo vệ lá gan, các chuyên gia y tế khuyến cáo, cần hạn chế ăn nhiều những thực phẩm gây hại gan dưới đây.

cong-suc-gan

Đường trắng

Các nhà nghiên cứu Anh phát hiện ra rằng, chế độ ăn giàu đường có liên quan đến lượng chất béo không tốt trong cả máu và gan ở nam giới.

Sử dụng quá nhiều đường trắng có thể dẫn đến nguy cơ béo phì, gan nhiễm mỡ. Đường trắng sẽ chuyển hóa thành glucose khi đi vào cơ thể. Gan sẽ chuyển hóa một phần glucose thành calorie, phần còn lại thành chất béo. Nếu một người ăn quá nhiều đường trong thời gian dài, lượng mỡ trong cơ thể sẽ tăng lên. Khi đó, bạn có nguy cơ béo phì, gan nhiễm mỡ.

Gừng tỏi

Gừng, tỏi cực tốt cho cơ thể, nhất là vào mùa đông, mùa lạnh, dùng để chế biển, dậy mùi các món ăn. Nhưng gừng, tỏi chứa nhiều volatile, khi biến chất sinh ra chất safrole gây biến tính xấu, không tốt đối với những người bệnh gan, đặc biệt là viêm gan.

Tỏi sẽ làm ảnh hưởng, giảm số lượng hồng cầu, huyết sắc tố gây hại cho gan, từ đó dẫn tới hiện tượng thiếu máu, bất lợi cho người mắc bệnh viêm gan.

Người mắc bệnh gan cũng không được ăn gừng vì nó kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan, rất có hại khi các tế bào này trong trạng thái bị kích thích, thậm chí dẫn đến hoại tử.

Muối mặn

Thói quen ăn mặn hay ăn dư thừa muối so với nhu cầu cần thiết của cơ thể sẽ dẫn tới những hệ lụy xấu, gây ảnh hưởng không những tới hệ tim mạch mà còn là nguyên nhân dẫn đến các tổn thương ở gan.

Cùng với việc sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, cafe… khiến cơ quan gan và thận phải làm việc liên tục để xử lý và thải chất độc tố ra ngoài. Thói quen ăn mặn, cụ thể là quá 10 – 15g muối/ngày với người lớn và 3 – 5g muối/ ngày với trẻ nhỏ là tác nhân trực tiếp gây ảnh hưởng tới quá trình đào thải các chất cặn bã dư thừa và độc tố ra ngoài cơ thể, dần dần sẽ làm cho chức năng gan suy giảm. Việc ăn mặn trong thời gian dài không chỉ gây hệ quả không tốt cho gan mà cả dạ dày cũng sẽ bị tổn thương.

Gan có chức năng dự trữ máu và chuyển đi các bộ phận khác. Sau một thời gian bạn ăn mặn, máu trong cơ thể sẽ không tuần hoàn tốt. Khi đó, gánh nặng của gan sẽ tăng lên.

Gan sẽ phải chuyển hóa muối để bài tiết ra bên ngoài. Lượng muối quá nhiều sẽ khiến quá trình bài tiết chất độc gặp khó khăn. Đối với bệnh nhân gan đã bị phù nề, nếu tiếp tục ăn mặn sẽ gặp nhiều nguy hiểm, thậm chí tử vong. Thông thường, người lớn không ăn quá 10-15g muối mỗi ngày, trẻ nhỏ không quá 3-5g.

Cách duy nhất để bảo vệ lá gan từ bệnh lý nghiêm trọng này chính là duy trì chế độ ăn giảm thiểu lượng muối/ natri hàng ngày, vì đây chính là thủ phạm gây giữ nước trong cơ thể.

Hà Thu Thủy

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...