789

Những kiến thức về rong kinh bạn không nên bỏ qua

Thứ Tư, 08/07/2020 09:22 AM (GMT+7)

Rong kinh chính là hiện tượng kinh nguyệt của chị em kéo dài trên 7 ngày. Lượng kinh ra nhiều khiến chị em phải liên tục thay băng mỗi giờ, thậm chí về đêm bạn vẫn vô cùng khó chịu vì lượng kinh không giảm đi.

rong-kinh

1. Rong kinh là gì?

Thông thường, chu kỳ kinh của phụ nữ sẽ kéo dài khoảng 28 đến 32 ngày. Thời gian hành kinh khoảng 3 đến 5 ngày và trung bình mỗi phụ nữ sẽ mất khoảng 50 đến 80ml máu. Máu kinh thường có màu đỏ sẫm, không đông và có thể có nhiều vụn của tế bào niêm mạc âm đạo hoặc các vi khuẩn đã ở sẵn trong âm đạo. 

Rong kinh chính là hiện tượng kinh nguyệt của chị em kéo dài trên 7 ngày. Lượng kinh ra nhiều khiến chị em phải liên tục thay băng mỗi giờ, thậm chí về đêm bạn vẫn vô cùng khó chịu vì lượng kinh không giảm đi. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho phụ nữ cảm thấy mệt mỏi vì mất nhiều máu. 

“Những ngày kinh nguyệt với tôi giống như nỗi ám ảnh. Nhưng khổ sở nhất là lần tôi bị rong kinh, khi đó thời gian hành kinh của tôi kéo dài 12 ngày. Khó chịu vô cùng, cơ thể mệt mỏi vì ra nhiều máu. Tôi không thể thoải mái và yên tâm làm việc. Sau đó đi khám, tôi biết mình bị viêm nội mạc tử cung và được bác sĩ điều trị sớm”, chị Nguyễn Lan Hương (Hà Nội) tâm sự. 

2. Những nguyên nhân gây rong kinh

Nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng rong kinh, tuy nhiên dưới đây là 3 nguyên nhân chính: 

Hiện tượng kinh nguyệt của chị em kéo dài trên 7 ngày được gọi là rong kinh.

Rong kinh cơ năng: Ở những lứa tuổi như tuổi dậy thì, tuổi tiền mãn kinh thì rất dễ xuất hiện tình trạng kinh nguyệt kéo dài. Nguyên nhân là do thời điểm này, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ trung tuổi và các bé gái biến đổi nhiều, lượng estrogen có thể đột ngột tăng hoặc đột ngột giảm khiến kéo dài chu kỳ kinh đồng thời lượng máu kinh cũng tăng lên đáng kể. 

Khi bắt đầu có kinh trong khoảng 2 năm đầu tiên, các bạn nữ thường có chu kỳ vòng kinh không đều. Chu kỳ kinh có thể kéo dài 21 - 40 ngày, giữa các chu kỳ có thể lệch khoảng 10 ngày. Lưu ý, kinh nguyệt kéo dài có thể đi kèm với hiện tượng cường kinh.

Rong kinh do bệnh lý: Một số loại bệnh lý có thể dẫn tới hiện tượng kéo dài kinh nguyệt như tổn thương thực thể ở tử cung hay buồng trứng, bao gồm một số bệnh như polyp buồng tử cung, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, hay ung thư nội mạc tử cung,...

Bên cạnh những nguyên nhân đã nói phía trên, sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có thể khiến thời gian có kinh của bạn được kéo dài hơn. 

3. Rong kinh có nguy hiểm không?

Hiện tượng kinh nguyệt kéo dài nếu không được xử trí kịp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường. Cụ thể: 

Rong kinh khiến người phụ nữ bị mất nhiều máu và dẫn đến tình trạng thiếu máu, lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu mạn tính kèm theo những biểu hiện nguy hiểm như mệt mỏi và khó thở. 

Kinh nguyệt kéo dài kèm theo tình trạng đau bụng, mệt mỏi.

Kinh nguyệt kéo dài cũng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của phụ nữ. Họ không tự tin khi làm việc, sinh hoạt, luôn khó chịu và mệt mỏi, nhiều trường  hợp cứ gần đến kỳ kinh thì vô cùng sợ hãi. 

Bên cạnh đó, nếu ra máu quá nhiều và kéo dài trong nhiều ngày sẽ là một cơ hội tốt để vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm phần phụ, một số trường hợp viêm nhiễm nặng có thể dẫn đến vô sinh.

Nếu rong kinh là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa như đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, polyp tử cung, hay viêm nội mạc tử cung,... thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Những trường hợp này nếu ủ bệnh lâu ngày có thể gây ra những biến chứng khó lường. 

4. Phải làm sao nếu bị rong kinh?

Nếu bị rong kinh, bạn nên lưu ý những điều sau:

Trong trường hợp lượng máu kinh quá nhiều thì chị em nên nghỉ ngơi, tránh gắng sức làm việc để ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất, nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này, qua đó sẽ được điều trị bệnh, đồng thời hạn chế nguy cơ biến chứng. 

Nên đi khám để tìm nguyên nhân gây bệnh chính xác.

Giữ lối sống khoa học bằng một số thói quen tốt như chế độ ăn lành mạnh, thường xuyên vận động, giữ tinh thần tươi vui lạc quan, tránh làm việc quá sức, quá áp lực, khiến cơ thể mệt mỏi, kéo dài. 

Phụ nữ nên hạn chế chất béo, đồng thời bổ sung một số thực phẩm có chứa nhiều sắt, magie, kẽm, vitamin B1, B6 và vitamin E. Bên cạnh đó, chị em không nên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, rượu và những đồ ăn cay trong kỳ kinh nguyệt.

Ngải cứu: Đây là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt ngải cứu cũng giúp cơ thể điều hòa kinh nguyệt, rất hiệu quả trong việc giảm lượng máu xấu trong cơ thể. Bạn có thể chế biến loại thực phẩm này thành nhiều món ăn thơm ngon hấp dẫn lại vô cùng tốt cho sức khỏe.

Khám phụ khoa định kỳ chính là một lời khuyên hữu ích dành cho phụ nữ. Thông qua khám lâm sàng hoặc có thể làm thêm một số xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp cho bạn.

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...